Nông dân thay đổi mình, chuyển kênh tiêu thụ
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều loại nông sản, thủy sản của nông dân tại nhiều địa phương trên cả nước rơi vào cảnh ùn ứ, khó tiêu thụ do không thể xuất khẩu được.
Ngay sau khi dịch bùng phát, các sản phẩm trái cây như thanh long, dưa hấu lâu nay vốn phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu ngay lập tức bị ùn ứ, tồn đọng với số lượng lớn, khiến giá của các mặt hàng này xuống khá thấp, nhiều nông dân rơi vào cảnh thua lỗ.
Có thời điểm giá thanh long chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, dưa hấu thì chỉ còn 1.000 đồng/kg, thậm chí người dân phải đổ cho bò ăn vì thương lái không thu mua.
Các loại thủy sản như tôm hùm, cá mú, cá bớp cũng rơi vào cảnh tương tự. Nhiều nông dân phải bán tháo với giá rẻ để giảm thiệt hại vì không đủ chi phí mua thức ăn để chờ giá lên.
Câu chuyện ùn ứ nông sản do không thể xuất khẩu không phải là mới. Nhưng khi dịch bệnh xảy ra, một lần nữa khiến cho nhiều người nông dân có động lực, thấy rõ hơn hiệu quả từ việc thay đổi chính mình, năng động hơn trong cách sản xuất để tìm đầu ra cho nông sản.
Từ 2 năm nay, sau khi tham gia vào hợp tác xã cây ăn quả Sơn Bình, hơn 20 ha cây ăn quả của gia đình anh Nguyễn được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap. Là một trong những hợp tác xã được thành lập đầu tiên tại huyện Khánh Sơn, cả anh và những hội viên khác đã bắt đầu thấy được những hiệu quả mà mô hình hợp tác xã mang lại.
Để có được những hợp đồng tiêu thụ với giá bán ổn định ngay trong thời điểm dịch bệnh như thế này thì những sản phẩm ở đây cũng phải đáp ứng được các tiêu chí về quy trình chăm sóc.
Xác định sản xuất theo mô hình sạch là hướng đi chủ đạo để nâng cao giá trị và đầu ra cho nông sản, nhất là tại địa phương có hơn 70% là người dân tộc thiểu số, huyện Khánh Sơn đã thực hiện nhiều biện pháp để giúp người dân thay đổi tư duy cũng như liên kết tìm hướng tiêu thụ cho nông sản của địa phương. Đến nay, tại 7 xã của huyện Khánh Sơn đều đã có một hợp tác xã, tổ liên kết cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap.
Mới đây, Khánh Sơn đã được 9 siêu thị, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hợp tác xã trong thời gian tới. Mặc dù số lượng còn ít so với tổng sản lượng thực tế nhưng đây cũng là thành công bước đầu trong quá trình thay đổi phương thức sản xuất, tiêu thụ. Hơn ai hết, chính những nông dân đã tự thay đổi mình trong cách nghĩ, cách làm để nâng cao giá trị sản phẩm của chính mình làm ra./.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Cùng chuyên mục
Nhiều thay đổi trong lễ Oscar
Giải thưởng điện ảnh danh giá Oscar sẽ chào đón một gương mặt quen thuộc nhưng mới mẻ trên sân khấu: Danh hài kỳ cựu Conan O'Brien, người được chọn dẫ ...
thứ bảy, 16/11/2024
Làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất năm 2024
Thêm một tin vui cho du lịch Việt Nam. Làng rau Trà Quế tại Hội An, Quảng Nam vừa được Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc UN Tourism công nhận là 1 trong n ...
thứ bảy, 16/11/2024
Dùng bẫy cũ dụ người mới trong chiêu trò lừa đảo đa cấp
Sau nhiều vụ lừa đảo góp vốn đầu tư bị triệt phá, tháng 11 này, một vụ án tương tự lại xảy ra. Hơn 7.500 người đã chuyển hơn 3.700 tỷ đồng vào Công ty ...
thứ bảy, 16/11/2024
Cho mượn tài khoản dẫn đến hành vi thao túng chứng khoán, 23 cá nhân bị phạt
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố danh sách 23 cá nhân cho mượn tài khoản giao dịch, dẫn đến hành vi thao túng giá cổ phiếu GKM
thứ bảy, 16/11/2024
Dự báo thời tiết tối (16/11/2024)
thứ bảy, 16/11/2024
Đoàn phim "Võ sĩ giác đấu 2" chia sẻ với khán giả Việt Nam
Gladiator - Võ Sĩ Giác Đấu ra mắt vào năm 2000 là một kiệt tác, một huyền thoại điện ảnh đã làm say đắm khán giả trên toàn cầu. Bom tấn của đạo diễn R ...
thứ bảy, 16/11/2024