Cần gỡ điểm nghẽn về vốn để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

VTV9.vtv.vn - Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có hơn 940 ngàn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động. Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các thể chế chính sách và vốn dường như vẫn đang là sợi dây bị siết chặt, khiến khu vực này chưa thể phát huy hết vai trò và tiềm năng.
Cần ngay lúc này là sự quyết liệt tháo gỡ những điểm nghẽn ấy để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Hợp tác xã rau Tuấn Ngọc đang mong muốn tiếp cận nguồn vốn vay trung và dài hạn từ ngân hàng khoảng 5 tỷ đồng để tăng thêm diện tích trồng rau sạch. Tuy nhiên, hiện toàn bộ tài sản đảm bảo của thành viên hợp tác xã đều thế chấp ở ngân hàng nên khó tiếp cận nguồn vốn mới.

Ông Lâm Ngọc Tuấn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc, TP. Hồ Chí Minh: “Mong lãi suất sẽ được ưu đãi kéo dài hơn, có thể là 3,4,5 năm để những thành viên có thời gian kịp thời, tạo lợi nhuận và trả nợ cho các ngân hàng. Ngân hàng cũng mở rộng cho vay nhiều hơn trên cùng một tài sản đó.”
Các chuyên gia kinh tế cho biết, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chỉ có thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Các doanh nghiệp lớn còn có thể huy động từ kênh khác như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, huy động vốn quốc tế…. Vì thế, để kinh tế tư nhân phát triển, Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn với chi phí thấp bằng việc tăng khả năng huy động vốn từ các tổ chức tài chính toàn cầu, quỹ đầu tư quốc tế hoặc quỹ hưu trí trong nước.

PGS. TS Nguyễn Hữu Nhân, Chuyên gia Kinh tế: “Xây dựng thị trường chứng khoán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để huy động vốn tốt hơn trong thời gian tới, quy định sẽ dễ hơn thị trường chuẩn hoá… Phát hành coin tiền kỹ số lần đầu ra công chúng, như vậy thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ dễ dàng có các kênh huy động vốn.”
Hội lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, cần đẩy mạnh hoạt động cho vay của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo kênh huy động vốn với chi phí hợp lý cho khu vực kinh tế tư nhân có thêm nội lực.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh: “Nên cho doanh nghiệp có tín chấp theo dòng tiền kinh doanh của mình. Dành ra vài gói trong mỗi chu kỳ khoảng mấy chục ngàn tỷ ưu tiên cho doanh nghiệp có số thu tốt có điều kiện xuất khẩu tốt”.
Kinh tế tư nhân hiện chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP; đóng góp hơn 56% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế. Vì thế, ngoài việc hỗ trợ bằng nguồn vốn ưu đãi, tiếp cận các quỹ tín dụng riêng. Chính phủ cũng cần áp dụng chính sách miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3-5 năm đầu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư và phát triển.
Cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động ý nghĩa dịp Tết đồng bào Khmer
Chiều qua, không khí đón Tết Chôl Chnăm Thmây 2025 tại chùa Khe-dol, thành phố Tây Ninh rộn ràng với nhiều hoạt động ý nghĩa, mang đến niềm vui và sự ...
thứ tư, 16/4/2025
20 màn hình LED phục vụ người dân xem lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4
Để phục vụ người dân xem trọn vẹn lễ diễu binh, diễu hành, TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành lắp đặt 20 màn hình LED trên 7 tuyến đường chính.
thứ tư, 16/4/2025
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Thời tiết trên cả nước có nhiều biến động
Còn về thời tiết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay trùng với thời điểm giao mùa ở miền Bắc và miền Trung nên dự báo sẽ có nhiều biến động.
thứ tư, 16/4/2025
Cục Hàng không chỉ đạo "nóng" về chất lượng, giá vé bay dịp nghỉ lễ
Trước nhu cầu đi lại tăng vọt dịp lễ 30/4 - 1/5, Cục Hàng không Việt Nam vừa chỉ đạo "nóng" - yêu cầu các hãng bay siết chất lượng dịch vụ, minh bạch ...
thứ tư, 16/4/2025
Dự báo thời tiết (16/04/2025)
thứ tư, 16/4/2025
Hong Kong (Trung Quốc) ngừng giao bưu kiện tới Mỹ
Trước những chính sách thuế mới từ Mỹ, Bưu chính Hong Kong (Trung Quốc) vừa tạm ngừng dịch vụ gửi hàng hóa sang thị trường này - động thái có thể làm ...
thứ tư, 16/4/2025