Những cơ chế đặc biệt để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Tp Hồ Chí Minh

VTV9.vtv.vn - Mất hơn 17 năm, TP. Hồ Chí Minh mới có thể hoàn thành tuyến đường sắt đô thị đầu tiên. Nguyên nhân là do gặp vướng mắc về cơ chế, chính sách, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư, tổ chức thực hiện và huy động vốn. Để gỡ vướng, 6 cơ chế đặc thù vừa được Chính phủ đề xuất trong tờ trình để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Theo tờ trình, trong 6 nhóm cơ chế đặc thù, sẽ có một nhóm cơ chế dành riêng cho TP. Hồ Chí Minh. Sở dĩ có nhóm cơ chế này vì những vướng mắc về cơ chế của Hà Nội đã được Luật Thủ đô 2024 cơ bản tháo gỡ. 6 nhóm cơ chế này góp phần giải quyết những vướng mắc về cơ chế, chính sách, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư, tổ chức thực hiện, huy động vốn trong việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh: “Chắc chắn kỳ này phải thiết kế những chính sách hết sức là vượt trội. Từ công tác chuẩn bị, các cơ chế về thầu. Ví dụ như cơ chế về chìa khóa trao tay, phải làm sao rút ngắn được thời gian chuẩn bị từ 3 đến 5 năm. Thời gian thi công cũng từ 3-5 năm. Song song đó phải đào tạo nhân lực, huy động nguồn vốn. Song song đó cũng phải giải quyết được các vấn đề tài chính của dự án ví dụ như TOD.”
Theo các chuyên gia, việc hoàn thiện tuyến Metro số 1 đã đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho TP. Hồ Chí Minh, giúp Thành phố có thể mạnh dạn thực hiện những tuyến tiếp theo. Đó là những kinh nghiệm về việc chuẩn bị dự án, sử dụng vốn, đặc biệt là việc thực hiện mô hình TOD, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Cũng theo các chuyên gia, khi đã có cơ chế, TP. Hồ Chí Minh còn cần nắm bắt cơ hội về chuyển đổi số để có thể kêu gọi vốn.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu, Trường Đại học Việt Đức: “Bây giờ thương mại số rồi thì diện tích văn phòng, diện tích bán lẻ nó không hấp dẫn như trước nữa. Trong bối cảnh mới có rất nhiều những thứ nhanh, nhưng phải nhanh đúng mới hiệu quả cơ, chứ không phải xây nhiều mới hiệu quả ngay đâu. Đấu giá đất cũng không dễ đấu giá nếu mà người ta không bán được. Tất cả những câu chuyện đó là bài học mới, những vấn đề mới mà đường sắt đô thị sẽ phải đối mặt”.
Sau tuyến Metro số 1, TP. Hồ Chí Minh đang dự kiến khởi công tuyến Metro số 2. Thành phố đặt mục tiêu trong từ 3 đến 5 năm tiếp theo, sẽ khởi công tiếp một nhóm 3 tuyến Metro để đến năm 2035, có thể hoàn thành được mục tiêu xây dựng 355 km đường sắt đô thị. Việc phát triển hệ thống metro tại TP. Hồ Chí Minh không chỉ là bước đi chiến lược trong việc hiện đại hóa giao thông đô thị mà còn là tiền đề quan trọng để thành phố lớn nhất cả nước duy trì vai trò đầu tàu kinh tế.
Cùng chuyên mục
Thả đại kỳ lớn nhất thế giới mừng Đại lễ Vesak 2025
Sáng 5/5, lá cờ Phật giáo có diện tích 500 m² đã được treo lên tại Học viện Phật giáo Việt Nam, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Trong Đại lễ Vesak ...
thứ hai, 5/5/2025
Dự báo thời tiết (05/5/2025)
thứ hai, 5/5/2025
Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức bước sang trang mới
Hôm nay (5/5) ghi dấu bước ngoặt lớn với thị trường chứng khoán Việt Nam khi hệ thống công nghệ thông tin mới KRX chính thức vận hành. Đây là nền tảng ...
thứ hai, 5/5/2025
Rực rỡ lễ hội bóng bay tại Mexico
Một lễ hội rực rỡ sắc màu vừa diễn ra tại một thành phố của Mexico, thu hút hàng ngàn người dân và du khách.
thứ hai, 5/5/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn khôi phụcnhà tù Alcatraz
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gây chú ý với quyết định tái khởi động một biểu tượng "đen tối" trong lịch sử tư pháp Mỹ.
thứ hai, 5/5/2025
Trung Quốc ra mắt xe buýt không người lái
thứ hai, 5/5/2025