Nông sản Việt trước cuộc chiến tranh thương mại

VTV9.vtv.vn - Sau việc áp thuế 25% lên toàn bộ nhôm, thép nhập khẩu vào Mỹ, dự báo tới đây, Mỹ sẽ còn tính toán áp thuế nhập khẩu đối ứng với hàng ngàn sản phẩm của gần 190 quốc gia. Đây được xem vừa là cơ hội và thách thức cho các mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm ngành nông sản.
Doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây này cho biết thị trường Mỹ và Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng xuất khẩu trái cây tươi đến gần 80%. Vì thế, động thái áp thuế lên nhiều nước của Mỹ sẽ rất khó đoán. Một mặt, đó là cơ hội của doanh nghiệp vì thặng dư thương mại của sản phẩm này giữa Việt Nam và Mỹ không có nên trước mắt khó có thể áp thuế. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đang tính đến giải pháp dự phòng nếu bị áp thuế về sau.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group: “Đa dạng hóa thị trường, mở rộng thị trường Dubai, Trung đông, Đông Nam Á… Tiếp cận, đáp ứng nhu cầu hàng rào kỹ thuật, xây dựng nhà máy hướng tới nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, chúng tôi đã xây dựng một nhà máy mới đạt tiêu chuẩn xanh.”
Còn với doanh nghiệp thực phẩm thì nhận định việc áp thuế của Mỹ là cơ hội cho nông sản Việt. Vì thế, DN đang đặt mục tiêu sẽ xuất khẩu sang Mỹ với doanh số khoảng 2 triệu USD trong năm 2025, gấp 3 lần so với năm ngoái.

Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT Công ty GC Food: “Chúng tôi giới thiệu sản phẩm của mình được sử dụng kết hợp rộng rãi hơn ở Mỹ. Chúng tôi thay đổi sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Mỹ trong đó có chứng nhận Halal, bao bì, đóng gói.”
Với các mặt hàng thủy sản, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt cần chủ động minh bạch nguồn gốc hàng hóa, nhất là tự chủ nguyên liệu và đa dạng thị trường xuất khẩu.
Ông Trương Đình Hòe, Chuyên gia ngành thủy sản: “Doanh nghiệp chuyển hướng từ sản phẩm thông thường sang sản phẩm chế biến cao, liên kết người nuôi để đảm bảo yêu cầu về quy trình, về trách nhiệm xã hội trong việc nuôi trồng, để đạt chứng nhận cần thiết cho thị trường Hoa Kỳ.”

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa, Chuyên gia Nông nghiệp: “Cố gắng phát triển vùng Trung Đông, Halai hoặc Châu Phi, tất cả chúng ta đều mở rộng ra. Chúng ta phải cử đoàn chuyên gia phải sang thị trường để tìm hiểu họ cần những nông sản gì và tiêu chuẩn ra sao…”
Năm 2025, dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu qua Mỹ ước đạt 130 tỷ USD, trong đó các mặt hàng nông, thủy sản và đồ gỗ mỹ nghệ dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Để làm được điều này, đòi hỏi ngành nông nghiệp cần tập trung phát triển nông nghiệp xanh theo hướng hữu cơ, tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững. Để tránh việc bị tăng thuế, Việt Nam cũng nên tính toán để cân bằng cán cân thương mại giữa 2 nước, tránh xuất khẩu ồ ạt.
Cùng chuyên mục
Để hút khách đến các phố kinh doanh
Có câu "Buôn có bạn, bán có phường". Những con phố buôn bán 1 loại mặt hàng chuyên biệt như ở TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh không còn quá xa lạ. Tuy ...
chủ nhật, 27/7/2025
Dự báo thời tiết sáng (27/7/2025)
chủ nhật, 27/7/2025
Ga T3 Tân Sơn Nhất triển khai nhận diện khuôn mặt
Bắt đầu từ ngày hôm nay, hành khách đi máy bay tại nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất TP. Hồ Chí Minh không cần phải mang giấy tờ tùy thân nữa, mà chỉ cần ...
thứ bảy, 26/7/2025
Nghĩa tình bên mộ liệt sĩ chưa xác định danh tính
Cả nước vẫn còn khoảng 300 ngàn liệt sĩ chưa biết tên. Những phần mộ với dòng chữ "liệt sĩ chưa xác định thông tin" luôn khiến mọi người day dứt. Cũng ...
thứ bảy, 26/7/2025
Nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo người có công
Ngày 27/7 hàng năm không chỉ là dịp để tưởng nhớ, mà còn để mỗi người trong chúng ta bày tỏ lòng biết ơn với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do ...
thứ bảy, 26/7/2025
Gama – Dục tốc bất bại: Trang Hý bứt phá ngoạn mục, khiến HLV Tống Đông Khuê bất ngờ
Từng được biết đến với hình ảnh hài hước, gần gũi, nhưng trong tập mới nhất của Gama – Dục Tốc Bất Bại, Trang Hý đã mang đến một diện mạo hoàn toàn kh ...
thứ bảy, 26/7/2025