Sản xuất xanh - Mở đường để xuất khẩu bền vững

VTV9.vtv.vn - Từ năm 2026, có 7 nhóm mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào EU nếu quá trình sản xuất gây mất rừng và suy thoái rừng. Điều này buộc các doanh nghiệp phải thay đổi cách làm - không chỉ vì môi trường, mà còn để giữ vững thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, ngành cao su Việt Nam đang đẩy nhanh chuyển đổi xanh, ứng dụng công nghệ để minh bạch chuỗi cung ứng, bước đầu cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Sản phẩm cao su này có một điểm khác biệt: Giá bán cao hơn 250 USD/tấn so với sản phẩm cùng loại nhưng các đối tác từ Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ vẫn liên tục đặt hàng. Đó là do mủ cao su đã đạt tiêu chuẩn sản xuất đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Ông Chu Đăng Khoa, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Cao su Đồng Nai: “Xuất khẩu 1.700 tấn, dự kiến giai đoạn từ nay đến cuối năm, số lượng sẽ tăng lên từ 3.000 đến 4.000 tấn. Bởi vì giai đoạn từ tháng 1.2026 là thời điểm EUDR bắt buộc áp dụng, khi mủ muốn vào liên minh châu Âu phải có tiêu chuẩn này.”

Chỉ cần thao thao tác quét mã QR là toàn bộ nguồn gốc xuất xứ được minh bạch: Từ nhà máy sản xuất hay mủ cao su được khai thác từ vườn cây có vị trí tọa độ ở đâu, gắn với từng thửa đất cụ thể."
Từ 2026, tất cả các nguyên liệu liên quan đến cao su như lốp xe, gang tay… đều phải đáp yêu cầu không gây mất gừng mới được nhập khẩu vào Châu Âu. Vì vậy, sản xuất xanh, không tàn phá rừng hay còn gọi là tiêu chuẩn EUDR đang được doanh nghiệp cao su thực hiện ráo riết như nhiệm vụ sống - còn.
Ông Trần Hoàng Giang, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Phước Hòa: “Chủ động xây dựng các phần mềm, các cơ sở dữ liệu để kiểm soát nguồn gốc mủ cao su. Đảm bảo toàn bộ dữ liệu được số hóa, minh bạch, truy xuất đến từng tọa độ của vườn cây. Tất cả hàng hóa công ty đều xuất sang Châu Âu hoặc sang thị trường khó tính thì đều đi kèm với các hồ sơ để đáp ứng yêu cầu của đối tác về chống phá rừng của Châu Âu.”

Ông Trần Khắc Chung, Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Bà Rịa: "Không chỉ xuất khẩu trực tiếp, các nhà thương mại khi mua hàng của Daruco như các nhà sản xuất ở Châu Á mua nguyên liệu sản xuất, ví dụ săm lốp xe mà xuất xe hơi vào Châu Âu thì cũng phải có chứng chỉ truy xuất các phụ kiện phục vụ cho các mặt hàng xuất vào châu Âu. Đây là cơ hội và tạo nguồn thu tăng thênm cho đơn vị.
Tại Việt Nam, Tập đoàn cao su Viêt Nam là đơn vị đầu tiên có nhiều diện tích đạt chứng sản xuất không phá rừng, khoảng 200.000 ha cao su, chiếm 22% diện tích cả nước. Đây cũng là đơn vị đã xuất khẩu 800 tấn mủ đầu tiên theo quy định EUDR với giá bán cao hơn thị trường. Các doanh nghiệp đang tập trung số hóa vườn cây, quy trình sản xuất để truy xuất nguồn gốc và chứng minh chuỗi cung ứng không liên quan đến phá rừng, kỳ vọng định vị lại giá trị, từ một nhà cung ứng nguyên liệu thành đối tác chiến lược của những thị trường khó tính nhất thế giới.
Cùng chuyên mục
Khó xây dựng điểm chuẩn chung khi điểm tổ hợp chênh lệch
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố điểm chênh lệch giữa 7 tổ hợp xét tuyển truyền thống. Đây là căn cứ để các trường tham khảo xây dựng bảng quy đổi đ ...
thứ ba, 22/7/2025
Giải quyết tình trạng trùng tên đường sau sáp nhập
Tình trạng trùng tên đường vốn đã tồn tại từ lâu tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Tại TP. Hồ Chí Minh, sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - ...
thứ ba, 22/7/2025
Kiểm tra đột xuất tại bến tàu du Nha Trang
Nhìn lại sự cố lật tàu du lịch trên vịnh Hạ Long vào ngày 19-7 vừa qua càng cho thấy công tác đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia hoạt động du l ...
thứ ba, 22/7/2025
Dự báo thời tiết (22/7/2025)
thứ ba, 22/7/2025
Các biện pháp đề phòng cây ngã đổ mùa mưa bão
Bão số 3 Wipha đổ bộ cũng khiến nhiều cây xanh trên cả nước bị bật gốc, ngã, đỗ… tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân. Sau đây là giải pháp để b ...
thứ ba, 22/7/2025
Khắc phục tình trạng ảo trong tuyển sinh
Một trong những vấn đề đang được quan tâm thời điểm này là công tác tuyển sinh đại học năm 2025. Dù hình thức xét tuyển mở rộng với nhiều phương thức ...
thứ ba, 22/7/2025