Thương mại điện tử - Cơ hội đột phá cho nông sản Việt
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Theo số liệu từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiện có gần 1/3 dân số Việt Nam (khoảng hơn 30 triệu người) tham gia mua sắm trực tuyến.
Tổng doanh thu từ thương mại điện tử liên tục tăng, chỉ trong 3 năm từ năm 2015 - 2018, con số này đã tăng gấp đôi, đạt hơn 185.000 tỷ đồng. Các chuyên gia đánh giá, với những tiềm năng và sự phát triển nhanh như vậy, việc tham gia thương mại điện tử chính là cơ hội tốt cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp ở nông thôn với lợi thế khác biệt là các đặc sản địa phương.
Hơn 10.000 người theo dõi livestream bán hàng trong 1 giờ đồng hồ trên mạng xã hội, gần 2.000 sản phẩm được bán ra nhanh chóng chỉ trong 1 ngày duy nhất lên sàn thương mại điện tử là những kết quả ấn tượng của chương trình "Ngày của Làng dừa Bến Tre online" vừa diễn ra. Đây được xem là "phát súng mở màn" đầy ấn tượng mà Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam khởi xướng với mục đích đưa các đặc sản nông sản Việt Nam kinh doanh trực tuyến theo xu hướng 4.0.
Không chỉ có lợi cho người bán, đối với các sàn thương mại điện tử, việc kinh doanh đặc sản địa phương cũng mang đến cho họ lợi thế cạnh tranh khác biệt. Nguyên nhân là do hiện 80% sản phẩm trên các sàn đều là hàng điện tử và tiêu dùng nhanh, chưa có nhiều điểm nhấn.
Dự kiến, chương trình mang đặc sản lên sàn thương mại điện tử này sẽ có khoảng 8 triệu nhà kinh doanh tham gia và 20 triệu cơ hội việc làm được tạo ra. Có thể thấy, sự khác biệt của các sản vật địa phương là lợi thế không thể chối cãi trong việc cạnh tranh với nhiều sản phẩm khác trên sàn thương mại điện tử. Mặt khác, chính sự khác biệt nay đôi khi cũng là rào cản, thách thức với các doanh nghiệp sản xuất đặc sản địa phương ở khu vực nông thôn.
Trong 3 năm trở lại đây, thương mại điện tử ngày càng phổ biến với người kinh doanh thành thị, thậm chí nhiều nơi còn trở thành phương thức kinh doanh chủ yếu. Tuy nhiên, ở nông thôn, đây vẫn là sân chơi mới lạ. Với những người đã quen thuộc với quy trình sản xuất thủ công, không quá chú trọng hình thức, cách quảng bá, việc đầu tư để phát triển trên sân chơi này vẫn còn rất hạn chế.
Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kỹ thuật số, Bộ Công Thương cũng như Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đang tích cực khuyến khích các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước áp dụng nhiều chính sách ưu đãi trợ phí vận chuyển, tạo không gian nổi bật, giảm giá... để tạo thuận lợi cho đặc sản Việt Nam lên sàn thành công.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Cùng chuyên mục
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Kiến trúc Huế giữa lòng Nam bộ
VTV.vn - Ở Bến Tre có một căn nhà cổ “Huỳnh Phủ” đã gần 130 năm tuổi mang đặc của kiến trúc Huế.
thứ ba, 4/5/2021
Thời trang tái chế từ vải bạt mái hiên, ô tô
VTV.vn - Một nhóm bạn trẻ ở TP. HCM đã có cách làm sáng tạo để "giải cứu" những tấm bạt mái hiên, bạt phủ ô tô khi đã hết sử dụng được.
thứ năm, 29/4/2021
Khám phá“ Vương quốc hang động”
VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.
thứ tư, 28/4/2021
Quán cơm khác biệt
VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.
thứ ba, 27/4/2021