Tiếp nối tinh thần tiếng mõ Nam Lân, Nam Kỳ Khởi nghĩa

 
Tiếp nối tinh thần tiếng mõ Nam Lân, Nam Kỳ Khởi nghĩa

VTV9.vtv.vn - Ngày này 84 năm trước 23/11/1940, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện khi 18 tỉnh, thành Nam bộ nhất loạt nổi dậy giành chính quyền từ thực dân Pháp. Riêng tại căn cứ của xứ ủy Nam kỳ, Hóc Môn - Bà Điểm, biểu tượng hào khí Nam Kỳ khởi nghĩa là tiếng mõ Nam Lân, tiếng hiệu triệu tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường vì độc lập tự do của dân tộc.

Và câu chuyện tiếng mõ ấy vẫn tiếp tục lan tỏa đến những thế hệ sinh ra và lớn lên trong hòa bình.

Căn nhà này vốn là địa chỉ quen thuộc của giới trẻ xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. HCM. Nhưng hôm nay đã vắng bóng người kể chuyện quen thuộc. Nhân chứng còn lại duy nhất của Nam Kỳ khởi nghĩa 84 năm trước vừa ra đi ở tuổi tròn 100. 15, 16 tuổi thiếu niên Hai Hỷ làm liên lạc, rồi phụ giúp má lo hậu cần cho cuộc khởi nghĩa, ký ức và tinh thần Nam Kỳ khởi nghĩa trong tiếng mõ Nam Lân luôn là sự cuốn hút đặc biệt trong những câu chuyện kể của ông với giới trẻ.    

TC24H-2311-11.jpg
Các hiện vật được trưng bày tại khu tưởng niệm Ngã Ba Giồng

Ông Trương Thành Hỷ, Xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh: "Từ tiếng mõ Nam Lân, từ cây gậy tầm vông, cây cung cây ná cho tới cây dao, mã tấu vậy mà mình vẫn thắng Pháp rồi lại tiếp tục đánh thắng Mỹ. Phải như vậy để nhắc nhau."

Và đây là hiện vật mõ Nam Lân được trưng bày tại khu tưởng niệm. Sẽ có những quy tắc ngầm trong nhân dân với nhau. Bao nhiêu hồi, bao nhiêu nhịp là sẽ kêu gọi nhân dân cùng nhau đứng lên chống giặc.

Câu chuyện tiếng mõ Nam Lân của ông Hai Hỷ vẫn còn được tiếp tục kể lại như vậy ở khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng, 1 trong 3 trường bắn thực dân Pháp tử hình nhiều lãnh đạo, chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước trong khởi nghĩa Nam kỳ.  

TC24H-2311-11 gn quang thắng.jpg
Ông Nguyễn Quang Thắng - Giám đốc Ban quản lý Khu tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Quang Thắng, Giám đốc Ban quản lý Khu tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh: “Không chỉ đợi đến ngày Nam kỳ khởi nghĩa, các đoàn đến đây thường xuyên. Các bạn trẻ đến đây thì họ cảm nhận được lòng yêu nước sẽ nhiều hơn qua những mẩu chuyện kể về diễn biến của ngày Nam kỳ khởi nghĩa”.

Anh Nguyễn Thanh Danh, ấp 44, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh: “Chúng em càng phấn đấu hơn nữa, cố gắng hết sức mình để tiếp tục phát huy được tinh thần của cha ông và lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ”.

Trang sử oanh liệt của Nam bộ thành Đồng trên suốt chặng đường Cách mạng sẽ còn tiếp tục được lan tỏa. Bởi  người muôn năm cũ không còn nhưng lịch sử thì vẫn luôn được tô thắm bởi những thế hệ tiếp nối.

 
Share:

Cùng chuyên mục

 

TP. HCM rộn ràng đón Giáng sinh sớm

Cứ dịp này hàng năm là các tuyến phố chính ở TP.HCM lại ngập tràn sắc màu. Năm nay, diện mạo lễ hội còn đến sớm hơn, khi đa số các địa điểm nổi tiếng ...