Tọa đàm: Nâng tầm giá trị hàng Việt từ chuỗi liên kết
VTV9.vtv.vn - Hơn 2 năm nỗ lực vượt qua những khó khăn, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 các doanh nghiệp sản xuất, phân phối đang hoạt động rất tích cực, nỗ lực tạo chuỗi liên kết, hình thành mối quan hệ hợp tác, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giới thiệu sản phẩm có chất lượng đến với người tiêu dùng tiếp cận với thị trường mới
Trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao, việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất phân phối, sẽ góp phần quan trọng, ổn định giá thành sản phẩm dịch vụ góp phần bình ổn thị trường
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhiều chương trình kết nối giao thương tạo chuỗi liên kết đưa hàng Việt đến người tiêu dùng đã được triển khai. Qua hoạt động này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm thế mạnh đặc trưng của địa phương mà còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội kết nối không chỉ với thị trường trong nước mà cả xuất khẩu qua đó góp phần nâng cao giá trị hàng Việt và nâng tầm giá trị hàng Việt từ chuỗi liên kết
Chặng đường nỗ lực của doanh nghiệp sản xuất tạo chuỗi liên kết đưa hàng Việt đến người tiêu dùng trong thời gian gần đây
Theo Vụ Thị trường trong nước, Bộ công thương, trên 90% hàng Việt “phủ sóng” trên các kệ phân phối hiện đại, 70% doanh nghiệp tham gia phong trào “hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn thị trường đã mang tính lan tỏa, năm 2022 có 39 doanh nghiệp tham gia nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Trong đó, mặt hàng như gạo tăng 27%, đường tăng 56 %, dầu ăn tăng 101%, thịt gia cầm tăng 2%, trứng gia cầm tăng 6% thực phẩm chế biến tăng 31%, gia vị tăng gấp 5 lần, lương thực khô tăng gấp 8 lần
Tổng doanh thu hàng hóa bình ổn thị trường, niên hạn 2021-2022 đạt hơn 17.380 tỷ đồng, trong đó nhóm lương thực, thực phẩm đạt 16.298,1 tỷ đồng, tương đương chương trình năm 2020-2021. Chương trình bình ổn thị trường trở thành bệ đỡ cho doanh nghiệp, cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, hướng đến chuyên nghiệp hóa từ khâu quản lý đến sản xuất và cung ứng nâng cao thương hiệu hàng Việt, mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Cùng chuyên mục
Thời sự: Sáng Phương Nam (15/11/2024)
TP. Hồ Chí Minh ra mắt app công dân số người dân có thể gửi phản ánh tra hồ sơ - Xu hướng không phụ thuộc xét tuyển học bạ - Gia tăng số trẻ nhập viện ...
thứ sáu, 15/11/2024
Thời sự: Toàn cảnh 24h (14/11/2024)
Khẩn trương khắc phục sự cố đập thủy điện Ia Ring - Hàng chục điểm sạt lở trên Quốc lộ 28 nối Bình Thuận - Lâm Đồng - Khởi tố 20 bị can liên qua ...
thứ năm, 14/11/2024
Xuất khẩu gạo cán đích 5 tỷ usd
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,8 tỷ đô la Mỹ. Với đà này, mục ...
thứ năm, 14/11/2024
Sẽ ngừng giao dịch với tài khoản không xác thực sinh trắc học từ 2025
Kể từ đầu năm sau, các chủ tài khoản thanh toán và chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện giao dịch trực tuyến, chuyển tiền hoặc rút tiền tại ATM nế ...
thứ năm, 14/11/2024
Bình Dương tổ chức diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số ...
thứ năm, 14/11/2024
Nhiều loài san hô đối mặt nguy cơ tuyệt chủng
Gần một nửa các loài san hô sống trong vùng nước ấm có nguy cơ tuyệt chủng. Cảnh báo từ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế tại Hội nghị COP29 ở Bak ...
thứ năm, 14/11/2024