TP.HCM và bài toán chống “xẻ thịt” công viên
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Theo quy hoạch đến năm 2025, TP.HCM cần có 11.000ha công viên cây xanh, nhưng trong 5 năm tới, thành phố mới chỉ có chưa đến 5% con số này.
TP.HCM cần hoàn thành mục tiêu có hơn 11.000ha đất công viên cây xanh. Con số này hoàn toàn dựa vào những tính toán khoa học bởi tại thời điểm này, thành phố mới chỉ có 540.000m2 diện tích công viên cây xanh và mỗi năm chỉ phát triển thêm được chưa đến 10ha. Công viên cây xanh đã thiếu, nhưng điều đáng nói hơn cả là ước tính có đến 40% diện tích này đang bị sử dụng sai mục đích.
Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là không phải bỗng nhiên những nhà hàng, khu mua sắm hay các dịch vụ giải trí, thể thao có mặt tại các công viên. Chủ trương của thành phố từ những năm 1998 - 2005 khi có các đợt điều chỉnh quy hoạch lớn đều luôn là dành một phần diện tích đất cho các loại hình đầu tư, kinh doanh khai thác công viên, thường được gọi là xã hội hóa. Chủ trương là không sai khi đã góp phần tăng thêm các tiện ích và sản phẩm giải trí, tập luyện cho người dân khi đến công viên thay vì chỉ có cây xanh và thảm cỏ, nhưng việc thực hiện chủ trương ấy lại có vấn đề.
Để được phê duyệt, các dịch vụ có thu phí tại công viên đều phải đưa yếu tố phục vụ cộng đồng lên hàng đầu. Tuy nhiên, với cộng đồng, những "lợi ích" mà các công trình này mang lại có thật sự là cần thiết, liệu chúng ta đang chỉ nhìn ở lợi ích ngắn hạn mà quên đi những hệ lụy lâu dài.
Việc lấy lại đất công viên bị sử dụng sai mục đích không phải là chuyện dễ. Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, đơn vị được chuyển giao chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực công viên cây xanh từ cuối tháng 11/2017, hiện đã trễ hạn rất lâu so với yêu cầu của UBND TP.HCM về việc rà soát, báo cáo các công trình chiếm dụng, sử dụng không đúng công năng trên mặt bằng các công viên. Đến cuối tháng 7/2019, vẫn có những địa phương chưa hoàn thành. Với các điểm nóng như: công viên Phú Lâm, Thảo Cầm Viên, giải pháp vẫn là chờ đến hết hợp đồng cho thuê đất đã được ký.
Rõ ràng, điều mà thành phố cần chính là mô hình quản lý và cách thức xã hội hóa hợp lý để tránh "vết xe đổ" mất đất công viên. Trong 1 tuần nữa, hội thảo quốc tế về Định hướng quy hoạch và phát triển cây xanh, công viên chiếu sáng sẽ được Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức. Đây sẽ là cơ hội để không chỉ TP.HCM có thêm kinh nghiệm và mô hình hay để quản lý và phát triển cây xanh mà còn là cơ hội để người dân thành phố có niềm tin về chất lượng đời sống được cải thiện sau nỗ lực nhiều năm giành lại ý nghĩa đích thực của công viên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Cùng chuyên mục
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Kiến trúc Huế giữa lòng Nam bộ
VTV.vn - Ở Bến Tre có một căn nhà cổ “Huỳnh Phủ” đã gần 130 năm tuổi mang đặc của kiến trúc Huế.
thứ ba, 4/5/2021
Thời trang tái chế từ vải bạt mái hiên, ô tô
VTV.vn - Một nhóm bạn trẻ ở TP. HCM đã có cách làm sáng tạo để "giải cứu" những tấm bạt mái hiên, bạt phủ ô tô khi đã hết sử dụng được.
thứ năm, 29/4/2021
Khám phá“ Vương quốc hang động”
VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.
thứ tư, 28/4/2021
Quán cơm khác biệt
VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.
thứ ba, 27/4/2021