Trường chuyên biệt gặp khó thiếu giáo viên
VTV9.vtv.vn - Mặc dù có biên chế, nhưng các trường chuyên biệt tại TP. Hồ Chí Minh, nơi chăm sóc và dạy trẻ em khuyết tật, vẫn không thể tuyển đủ giáo viên. Thậm chí, số lượng giáo viên nghỉ việc đang ngày càng tăng, gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động giảng dạy.
Và để duy trì việc dạy và học, các trường buộc phải tìm những giải pháp tạm thời, tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để, tạo ra nhiều lo ngại về chất lượng giáo dục cho trẻ em khuyết tật.
Đúng ra lớp học này phải có 2 giáo viên đứng lớp. Thế nhưng vì trường không tuyển dụng được giáo viên nên mọi công việc từ dạy dỗ, chăm sóc đến vệ sinh cá nhân chỉ có 1 mình cô Trúc.
Cũng vì thế mà cô xem những khó khăn về cơ sở vật chất hiện tại lại là điều may, khi thi thoảng nhờ được cô giáo bên cạnh hỗ trợ.
Cô giáo Huỳnh Thị Mộng Trúc, trường Chuyên biệt Tương Lai, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Cũng vất vả, các em này không tự chủ được mình phải làm từ A - Z. Hồi xưa thì có, giờ thì khó, thiếu giáo viên, hồi xưa 2 cô hỗ trợ nhau, giờ khó khăn….”
Chỉ trong năm 2022, tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập Tân Bình có đến 7 giáo viên nghỉ việc. Năm học vừa rồi, trung tâm tuyển dụng được 2 người, thì chỉ sau 1 tuần, 1 người đã xin nghỉ. Đến nay trung tâm vẫn chưa tuyển thêm được người nào.
Bà Lê Trần Dạ Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Tân Bình cho biết: “Chế độ của Nhà nước so với bên ngoài nhà nước không bằng, mức sống bây giờ tăng cao. Cho nên các cô quyết định không làm nhà nước đi ra ngoài. Vậy bên ngoài bây giờ những nhóm trẻ rất đông, mà người ta thì rất có nhu cầu để tuyển. Những sinh viên ra trường nó có làm nhà nước đâu, trường họ cứ đăng tin tuyển quá trời mà không có người để tuyển”.
Năm học 2023 - 2024, cả TP. Hồ Chí Minh chỉ tuyển được hơn 35 giáo viên chuyên biệt, bằng ½ so với nhu cầu đặt ra. Không chỉ thiếu giáo viên, các cơ sở giáo dục chuyên biệt còn thiếu cả nhân viên. Để duy trì hoạt động, các giáo viên hiện có phải kiêm nhiệm thêm nhiều vị trí. Dù rằng công việc hiện tại đã áp lực gấp đôi, gấp ba so với bình thường.
“Như tôi và thầy hiệu phó phải dạy thêm can thiệp sớm, điều mà đáng lẽ ra có giáo viên đủ thì tôi không phải làm”, Bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Hi vọng, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh.
Công nghệ có thể giải quyết tình trạng thiếu giáo viên với lớp học bình thường, nhưng với học sinh khuyết tật thì không. Trong khi những nỗ lực của các cơ sở giáo dục hiện tại cũng chỉ có giới hạn. Hành trình hòa nhập của các em cần nhiều hơn từ chính sách đột phá của Thành phố thu hút nguồn tuyển. Bởi với trẻ khuyết tật có giới hạn về độ tuổi can thiệp.
Cùng chuyên mục
Ai Cập tái tạo hình ảnh cổ vật bị hư hại
Công nghệ thực tế ảo giúp tái tạo, hiển thị hình dạng ban đầu cách đây hàng ngàn năm của các hiện vật bị hư hại đang được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cậ ...
thứ sáu, 15/11/2024
Cung Thiên Văn lớn nhất Châu phi mở cửa trở lại
Cung thiên văn lớn nhất châu Phi cận Sahara sắp mở cửa trở lại tại Johannesburg, Nam Phi. Sau đợt cải tạo, cung thiên văn sẽ hiện đại hơn, mang đến tr ...
thứ sáu, 15/11/2024
Cần giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông
Gặp sự cố trên đường là chuyện hết sức bình thường khi tham gia giao thông, nhưng đôi khi sự cố lại chồng sự cố, tai nạn chồng tai nạn, do các tài xế ...
thứ sáu, 15/11/2024
Bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh siết quản lý giữ xe, thu phí đúng giá
Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Nhi đồng 2 và một số bệnh viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhanh chóng siết chặt khâu quản lý, kiểm tra ...
thứ sáu, 15/11/2024
Xuất khẩu gạo cán đích 5 tỷ usd
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,8 tỷ đô la Mỹ. Với đà này, mục ...
thứ năm, 14/11/2024
Sẽ ngừng giao dịch với tài khoản không xác thực sinh trắc học từ 2025
Kể từ đầu năm sau, các chủ tài khoản thanh toán và chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện giao dịch trực tuyến, chuyển tiền hoặc rút tiền tại ATM nế ...
thứ năm, 14/11/2024