Ấn tượng phương Nam: “Hô biến” linh kiện xe cũ thành đồ chơi giá trăm triệu

 
Ấn tượng phương Nam: “Hô biến” linh kiện xe cũ thành đồ chơi giá trăm triệu

VTV9.vtv.vn - Những đống sắt vụn tưởng chừng vô giá trị lại đang được "hồi sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có giá lên tới hàng trăm triệu đồng. Đây là công việc hàng ngày tại một xưởng cơ khí ở Quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Từ những mảnh phế liệu, người thợ tại đây đã tạo nên những tác phẩm không chỉ đẹp mà còn mang thông điệp về bảo vệ môi trường.

Một xưởng sản xuất chỉ toàn là những món đồ chơi độc đáo. Chú robot cao 2,5m đến những chiếc đồng hồ có hình thù độc lạ, hay nhân vật hoạt hình đình đám. Những mô hình tinh xảo này, khó ai có thể ngờ được, chúng lại được làm ra từ những phế liệu rỉ sét, và những linh kiện vô giá trị như thế này đây.

Người tạo ra những tác phẩm đầy tính nghệ thuật này là Nguyễn Tuấn Anh, một chàng trai vừa tròn 38 tuổi. Từng bỏ dở ngành Công nghệ thông tin và loay hoay với một số nghề, vào năm 2018, anh Tuấn Anh quyết định theo đuổi công việc chế tạo mô hình từ phế liệu, và công việc đó cũng theo anh cho đến tận bây giờ.

Anh Nguyễn Tuấn Anh - Người sáng lập Xưởng ABM Shop: “Trong quá trình theo đuổi cái nghề này thì gặp khá là nhiều khó khăn, thứ nhất là về cái nguồn vốn, vì mới ra thì mình cũng chưa có vốn nhiều. Thứ hai là về tay nghề, vì tôi cũng chỉ là tay ngang thôi. Thứ ba đó là về nhân sự, ngành này ở Việt Nam không ai đào tạo cả, nên mình phải đào tạo các bạn dần dần”.

Nguyên liệu là yếu tố mấu chốt để tạo ra những tác phẩm có một không hai. Vì lẽ đó, công cuộc tìm kiếm và thu gom phế liệu là một trong những khâu quan trọng.

0112- PNHN-.NGUYEN TUAN ANH- ATPN.jpg
Anh Nguyễn Tuấn Anh - Người sáng lập Xưởng ABM Shop

Anh Nguyễn Tuấn Anh - Người sáng lập Xưởng ABM Shop: “Nguồn nguyên liệu này thì khá là đa dạng, đa số là những cái kim loại mình thấy hình thù nó đặc sắc nó lạ lạ là mình thu gom về, có nhiều lúc mình sẽ mua những cái xe cũ về mình tháo ráp ra nữa”.

Chưa từng học qua cơ khí lại không giỏi về kỹ thuật, Tuấn Anh cho biết làm việc với kim loại là một thách thức, vì kim loại cứng và khó tạo hình. Anh và các cộng sự đã mất nhiều thời gian để nghiên cứu đặc tính của mỗi loại, rồi cũng phải dựa vào tạo hình để sắp xếp, định hình chúng ở một tác phẩm mới.

Anh Thái Tuấn Đạt - Nhân viên của Xưởng ABM Shop: "Theo tôi, khó khăn nhất là cái thời điểm nhận ý tưởng, tại mỗi cái mới mình phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu, sau đó mới lên ý tưởng này kia. Mà có khi là mình làm đi làm lại, chưa chắc đã được nữa, phải thất bại rất là nhiều lần. Các tác phẩm tại xưởng đều đã chu du khắp thế giới, như Mỹ, Nhật, Đức, Úc… Từ những khối kim loại vô tri vô giác, các linh kiện cũ kỹ này đã được biến hóa thành những đồ vật có giá trị lớn.

Anh Tuấn Anh chia sẻ thêm: “Đối với những tác phẩm này, tôi muốn nó có sự lan tỏa được với cộng đồng những người đam mê về cái đẹp, về giá trị chất xám, và sử dụng những nguồn nguyên vật liệu tái chế để giảm bớt ô nhiễm môi trường”.

Bằng bàn tay, khối óc, đam mê và sự sáng tạo của con người, những phế liệu đã được hồi sinh trong hình dạng mới, sinh động và độc đáo hơn. Không chỉ mang giá trị về mặt kinh tế và nghệ thuật sâu sắc, ẩn sâu trong các tác phẩm đó, còn là những thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững.

 

 


 

Share:

Cùng chuyên mục

Thời sự: Biết gì chưa (22/4/2025)

Bản giao hưởng Hòa Bình - Chương trình nghệ thuật "Bài ca thống nhất" - TP. Hồ Chí Minh công bố bộ nhận diện du lịch 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam.

 
 

Thời sự: Toàn cảnh 24h (21/04/2025)

Tổng Bí thư gặp mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành cách mạng, gia đình chính sách tiêu biểu miền Nam; TP. Hồ Chí Minh đề xuất làm đường sắt ...

 
 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (21/04/2025)

Thủ tướng yêu cầu chi trả lương hưu tháng 5 sớm TP. HCM về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát Triển khai dự án chống triều cường, ngăn ngập ven sông Sài Gò ...