Ấn tượng phương Nam: Thăm căn cứ bộ chỉ huy miền Tà Thiết

 
Ấn tượng phương Nam: Thăm căn cứ bộ chỉ huy miền Tà Thiết

VTV9.vtv.vn - Bình Phước là mảnh đất không chỉ có nhiều cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn giàu truyền thống cách mạng. Ấn tượng phương Nam hôm nay mời quý vị khám phá Căn cứ Bộ Chỉ huy miền Tà Thiết huyện Lộc Ninh. Đây là một trong những địa danh căn cứ cách mạng nằm cuối con đường Trường Sơn huyền thoại, và nay đã trở thành Khu di tích quốc gia đặc biệt.

Lộc Ninh là vùng đất giàu truyền thống cách mạng - địa bàn chiến lược quan trọng trong các cuộc kháng chiến. Tại đây, nơi Căn cứ Bộ Chỉ huy miền Tà Thiết, quân và dân ta làm nên những chiến công vang dội. Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chừng 130km theo Quốc lộ 13, Di tích Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết) trực thuộc xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh. Đây là nơi căn cứ Bộ Chỉ huy Miền đóng quân và cũng là căn cứ cuối cùng được thành lập tại khu vực miền Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. 

2011- PNHN-LE CONG THUC-ATPN.jpg
Ông Lê Công Thực - Cựu chiến binh

Ông Lê Công Thực - Cựu chiến binh: “Rất vinh dự những năm kháng chiến tôi được phục vụ trực tiếp bác thủ trưởng - văn phòng bộ tham mưu bộ chỉ huy huyện tại căn cứ Tà Chiếc. Từ năm 1972, tôi có dịp đưa các thủ trưởng đi công tác ở các chiến trường để chỉ huy các mặt trận trong kháng chiến đánh Mỹ. Đến năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam thì trở lại đây”.

Di tích lịch sử khu căn cứ Tà Thiết có diện tích rộng 3.200ha, gồm có 09 hạng mục là nơi ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo Bộ Chỉ huy Miền. Hầu hết các hạng mục đều được xây dựng nửa chìm, nửa nổi, nép dưới những tán lá rừng cổ thụ, mái lợp bằng lá trung quân có đặc tính: bền, dai, lâu mục, có độ bén lửa thấp tránh được hỏa hoạn, khoảng cách của những hạng mục cách nhau từ 50m đến 600m. Nơi đây còn có đường thông hào trong hệ thống rộng hơn 12.000 ha. Tà Thiết thường tổ chức các buổi hội họp cấp cao của Bộ Chính trị, Trung ương Cục miền Nam. Vào ngày 30/4/1975, tại đây, Bộ Chỉ huy chiến dịch cùng nghe lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh và giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ông Thực xúc động nói tiếp: "Bây giờ quay lại căn cứ tôi rất xúc động và cảm nghĩ những thời kì chiến tranh cùng với các thủ trưởng đã phục vụ các thủ trưởng để chỉ huy các chiến dịch ở miền nam này góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam"

Đến Căn cứ Tà Thiết phải ghé qua những địa danh: Nhà Bà Nguyễn Thị Định, Nhà làm việc của đồng chí Trung tướng Lê Đức Anh, Nhà đồng chí Phạm Hùng, Nhà đồng chí Lê Văn Tưởng, Nhà Thượng tướng Trần Văn Trà …Tất cả mọi dấu tích lịch sử tại đây vẫn còn khắc ghi đậm sâu cứ ngỡ như chỉ vừa mới hôm qua.

Ngày 16/11/1988, khu căn cứ được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia thuộc đoạn cuối đường mòn Hồ Chí Minh. Trải qua biết bao nhiêu năm tháng, nơi đây vẫn giữ nguyên được giá trị lịch sử sâu sắc khiến bất cứ ai chỉ cần một lần ghé đến cũng có thể cảm nhận được rõ nét sự gian lao, khốc liệt của chiến tranh.

 

 



 

Share:

Cùng chuyên mục

 
 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (22/04/2025)

Tổng Bí thư gặp mặt anh hùng lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh; TP. Hồ Chí Minh: 21 giờ tối nay, hợp luyện diễu binh 30/4 đợt 2 trên ...

 

Thời sự: Biết gì chưa (22/4/2025)

Bản giao hưởng Hòa Bình - Chương trình nghệ thuật "Bài ca thống nhất" - TP. Hồ Chí Minh công bố bộ nhận diện du lịch 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam.

 
 

Thời sự: Toàn cảnh 24h (21/04/2025)

Tổng Bí thư gặp mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành cách mạng, gia đình chính sách tiêu biểu miền Nam; TP. Hồ Chí Minh đề xuất làm đường sắt ...