Giữ làng lụa truyền thống Tân Châu
VTV9.vtv.vn - ĐBSCL có hàng trăm làng nghề truyền thống ở đủ mọi lĩnh vực, từ sản xuất bánh kẹo, đan lát, đến dệt nhuộm… Bên cạnh việc tạo ra các sản phẩm đặc trưng, làng nghề còn làm phong phú hơn nét văn hóa của người dân miền sông nước. Trước sự phát triển của máy móc hiện đại hóa, nhiều làng nghề dần bị mai một, phần vì năng suất không cao, phần vì thu nhập bấp bênh.
Làm sao để gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống luôn là trăn trở không chỉ của những người thợ mà còn của cả ngành chức năng. Chúng ta hãy cùng về thăm một làng nghề có tuổi đời hơn trăm năm tại An Giang, để xem những người thợ tâm huyết ở đây giữ nghề như thế nào.
Nhắc đến làng lụa Tân Châu của tỉnh An Giang mọi người sẽ nghĩ ngay đến vải Lãnh mỹ A nổi tiếng. Thế nhưng trong năm không phải lúc nào các xưởng dệt cũng dệt loại vải này bởi vì phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu, đó chính là trái mặc nưa dùng để nhuộm vải. Vậy nếu không sản xuất vải Lãnh mỹ A thì các xưởng ở đây sẽ dệt loại vải nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!.
Để khung dệt luôn hoạt động và giữ chân thợ lành nghề, các cơ sở phải làm đơn đặt hàng theo nhu cầu của khách. Khi thì là lụa tơ tằm, khi thì gấm hay đũi…
Bà Lê Thị Kiều Hạnh, Cơ sở Dệt nhuộm Hồng Ngọc, thị xã Tân Châu, An Giang: "Khó cái này mình uyển chuyển cái khác, bởi vậy một làng mà giờ còn có mình cô à. Cô muốn duy trì là do nghề truyền thống lâu đời. Từ dệt tay chân khổ hẹp, cô cải tiến thành dệt điện khổ rộng hơn."
Để giữ nghề truyền thống không phải là một câu chuyện dễ dàng. Chính sự yêu nghề đã níu giữ những người thợ. Để rồi dù có khó khăn, vất vả họ cũng cố gắng bám trụ… Bởi đây không chỉ là kế sinh nhai, mà còn là nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này.
Chị Trần Thị Hiền, Cơ sở Dệt nhuộm Hồng Ngọc, thị xã Tân Châu, An Giang: "Thích nghề dệt, mong rằng nghề truyền thống còn truyền hoài, truyền mãi…"
Ngoài giữ những đơn hàng liên tục thì cơ sở dệt nhuộm này còn liên kết để làm du lịch tại địa phương và bán các sản phẩm lưu niệm… Đây cũng là một cách làm hiệu quả để tạo đầu ra cho sản phẩm.
Anh Trần Minh Trung, Cơ sở Dệt nhuộm Hồng Ngọc, thị xã Tân Châu, An Giang: "Mong ước lớn nhất của mình là sản phẩm của mình độc đáo vậy đó, được nhiều người biết đến, Mình phải sống được cái nghề của mình thì mới lâu dài. Nghề cha truyền con nối mà tới đời mình bị cắt khúc thì mình cũng tiếc. Mình yêu nghề thì mình mới bỏ phố về quê nè!."
Không muốn mai một nghề truyền thống của gia đình, đây là động lực giúp cơ sở dệt nhuộm Hồng Ngọc cố gắng vượt qua mọi khó khăn để duy trì hoạt động. Qua đó giúp lan tỏa những giá trị văn hóa của địa phương đến du khách gần xa và góp phần lưu giữ làng nghề độc đáo trong nhịp sống hiện đại...
Cùng chuyên mục
Chính phủ giảm 9 đầu mối, tổ chức các bộ đa ngành, đa lĩnh vực
Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện nghị quyết số 18, Chính phủ sẽ giảm từ 30 xuống còn 21 đầu mối, gồm 13 bộ, 4 cơ ...
thứ tư, 4/12/2024
Ngăn chặn từ gốc thực phẩm không an toàn
Trong những tháng cuối năm và chuẩn bị cho tết Nguyên đán sắp tới, TP. HCM đang tích cực phối hợp với các địa phương nhằm quản lý thực phẩm tận gốc. Q ...
thứ tư, 4/12/2024
Tiệm bánh mì gây ngộ độc ở Vũng Tàu bị phạt 125 triệu
Chủ tịch UBND Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ký quyết định xử phạt 125 triệu đồng và ngừng hoạt động 5 tháng đối với chủ cơ sở kinh doanh bánh mì Cô Ba trên đư ...
thứ tư, 4/12/2024
Dự báo thời tiết tối (04/12/2024)
thứ tư, 4/12/2024
Đánh thuế thu nhập cá nhân, bài toán cần sự hợp lý
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý sửa đổi toàn diện những bất cập chính sách thuế TNCN để trình Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành Luật Thuế TNCN th ...
thứ tư, 4/12/2024
TP.HCM khó khăn ngăn chặn sởi gia tăng
Tình hình dịch sởi ở TP. Hồ Chí Minh chưa có dấu hiệu thuyên giảm mặc cho nỗ lực tiêm phủ vaccine của ngành y tế thành phố, thậm chí đang tăng mạnh hơ ...
thứ tư, 4/12/2024