Mô hình TOD tạo động lực tăng trưởng kinh tế

 
Mô hình TOD tạo động lực tăng trưởng kinh tế

VTV9.vtv.vn - Mục tiêu của kế hoạch phát triển các mô hình đô thị TOD là tạo nguồn lực cho ngân sách để phát triển hệ thống giao thông công cộng cho thành phố.

TC24H-1611-12.mp4

 

Theo đề án phát triển 180km đường sắt đô thị trong vòng hơn 10 năm tới thì đây là nguồn lực rất quan trọng. Bởi nếu TP.HCM đấu giá quyền sử dụng đất xung quanh các tuyến metro dự kiến sẽ thu về con số 40 tỷ USD. Cơ hội là rất lớn, nhưng đi kèm với đó cũng là không ít thách thức.

Theo kế hoạch, UBND TP.HCM chia các khu vực TOD thành hai nhóm dựa trên hiện trạng đất và điều kiện phát triển. 

Nhóm thứ nhất là các khu vực mới, thường là đất trống hoặc ít dân cư, như nhà máy và xí nghiệp đang có kế hoạch di dời, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng và phát triển. 

Nhóm thứ hai là các khu vực đô thị hiện hữu, đã xuống cấp cần chỉnh trang để nâng cao chất lượng sống và hạ tầng xã hội.
Các chuyên gia nhận định, việc phát triển mô hình TOD như vậy sẽ giúp tái cấu trúc đô thị, khai thác hiệu quả các nguồn lực, là chiến lược đột phá cho thành phố.

TC24H-1611-12 Phajm Tran Hải.jpg
TS. Phạm Trần Hải - Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh

TS. Phạm Trần Hải, Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh: “Về mặt phát triển đô thị thì nó sẽ hiệu quả hơn, bởi nó sẽ giảm được quá trình phát triển đô thị lan tràn theo chiều ngang, đồng thời gia tăng hệ số sử dụng đất ở các khu vực xung quanh cạnh metro.”

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở, CBRE Việt Nam: “Cái mô hình này nó đã phát triển trên thế giới rất nhiều và cho thấy nó sẽ tạo ra một bình diện mới về nhu cầu cũng như thói quen của người dân. Các dự án dọc metro hoặc có bán kính di chuyển Metro trong khoảng từ 10-15 phút thì nó có những yếu tố lợi điểm rất cao.”

Mặc dù mô hình TOD là chiến lược phù hợp để phát triển đô thị ở TP.HCM, tuy nhiên giới chuyên gia cũng cho rằng: quá trình xây dựng cần nhiều thời gian, việc xây dựng hạ tầng TOD phải trải qua nhiều giai đoạn từ lập dự án, thu hồi đất, đến đấu giá và phân bổ nguồn thu sao cho hiệu quả. Do đó cần có sự đột phá về tổ chức và chính sách pháp lý đi kèm.

TSKH-KTS Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch NgoViet Architects & Planners: “Mình sẽ cần có những nền tảng pháp lý nào, và nhanh chóng nộp lên Trung ương xin những cái ưu tiên khơi thông chính sách, điều chỉnh những luật pháp nền tảng đi kèm. Tôi nghĩ đây là một thử thách lớn về mặt ngân sách, về đào tạo nguồn nhân lực để quản lý từng đó dự án, về mặt điều chỉnh quản lý cơ cấu quản lý của các sở, lúc này không thể làm việc đơn ngành nữa mà các sở đều phải phối hợp đa ngành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Thành phố.”

Việc phát triển mô hình TOD được dự báo sẽ giúp giá trị đất dọc tuyến metro sẽ tăng lên hàng chục lần, đo đó, cũng cần có chính sách minh bạch để thu hút nhà đầu tư và sự đồng thuận  của các thành phần xã hội.

 
Share:

Cùng chuyên mục