Nạn nhân sạt lở đất tự tìm được sự sống
VTV9.vtv.vn - Đã gần 3 tuần kể từ khi cơn bão số 3 đi qua. Tuy nhiên, công tác khắc phục hậu quả của bão cũng như hoàn lưu do bão gây ra thì chắc chắn sẽ còn phải mất một thời gian rất dài. Ứng phó với thiên tai bao gồm rất nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn - theo đúng nghĩa đen, đó là làm sao để nạn nhân trong thiên tai được tiếp cận với chăm sóc y tế sớm nhất, đầy đủ nhất.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn và thử thách, việc tiếp cận nạn nhân trong các đống đổ nát, bị vùi lấp...mất nhiều thời gian. Đó là chưa kể các trường hợp ở khu vực khó tiếp cận. Trong trận sạt lở kinh hoàng ở thôn Làng Nủ (Lào Cai) vừa qua, có những nạn nhân phải mất tới mười mấy tiếng đồng hồ mới có thể đến được trạm y tế.
Chị Nguyễn Thị Kim và con gái 4 tuổi đều bị lũ cuốn trôi. Khi được dân làng vớt lên từ dòng nước lũ với đầy bùn đất, củi khô... hai mẹ con đều bị đa chấn thương. Chị bị gẫy xương cánh tay, thủng màng nhĩ, con gái bị rách da vùng đầu, đùi.
Lúc đó, bốn bề là nước lũ, là đất đá sạt lở, mọi con đường đều bị chia cắt. Chị quyết định không chờ đến khi lực lượng y tế tiếp cận được, mà tự tìm cách ra trung tâm y tế huyện
Chị Nguyễn Thị Kim - Thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai: “Đi liên tục, xe máy, đi bộ, trèo đèo lội suối, đến 7h tối mới ra được trung tâm y tế huyện, vì sạt lở, không đi được”.
Vụ sạt lở xảy ra lúc 6h và phải đến 19h, tức là mất hơn nửa ngày, chị mới ra đến trung tâm y tế - đoạn đường mà bình thường chỉ đi hết khoảng 1 tiếng đồng hồ. Suốt chặng đường ấy, có những lúc chị phải trèo núi, lội suối, trong tình trạng tương tích khắp người. Các bác sĩ cho biết, các vết thương của chị bị nhiễm trùng nặng
Bác sĩ Lưu Hồng Hà - Phó Trưởng khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai: “Bệnh nhân chìm trong bùn nên vết thương rất nhỏ bùn cùng chui vào. Có bệnh nhân phải cắt lọc lần 2 để mở vết thương, khi nào hết nhiễm trùng mới xem xét khâu vết thương, vết thương đến muộn sau 24h thì nguy cơ nhiễm trùng cao thì phải để hở hết không thể khâu”.
Quyết định băng rừng, vượt suối của chị Kim trong tình trạng bị thương nặng có phần mạo hiểm. Song có lẽ đó là quyết định đúng đắn nhất trong thời điểm đó. Bởi trong điều kiện giao thông, liên lạc hoàn toàn bị cắt đứt, và không biết được khi nào lực lượng y tế, cứu hộ mới có thể tiếp cận, thì việc tự tìm đường đi đã đã giúp chị được gặp các bác sĩ sớm hơn rất nhiều.
Cùng chuyên mục
Khuyến nghị chính sách để Việt Nam thành nền kinh tế thu nhập cao
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra khuyến nghị về 5 nhóm chính sách cho Việt Nam nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế kinh tế và giảm thiểu ...
thứ sáu, 22/11/2024
Sẽ tự động hoàn thuế thu nhập cá nhân từ năm 2025
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết: Ứng dụng kê khai thuế điện tử đang được nâng cấp, dự kiến tự động hỗ trợ khâu quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá ...
thứ sáu, 22/11/2024
Từ 01/01/2025 ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu
Theo Thông tư 50 được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 01/01/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nh ...
thứ sáu, 22/11/2024
Bản đồ phát họa tế bào trong cơ thể người
Nhìn những hình ảnh ấn tượng này, nhiều người có thể nhầm tưởng là tác phẩm nghệ thuật. Nhưng đây lại là hình ảnh tế bào của con người.
thứ sáu, 22/11/2024
Nhật bản chuẩn bị tung gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc sử dụng 13.900 tỷ yen (gần 90 tỷ USD) từ ngân sách chung để tài trợ cho một gói kích thích kinh tế mới, nhằm giảm bớt ...
thứ sáu, 22/11/2024
Người di cư tìm cách đến Mỹ trước ngày ông Trump nhậm chức
Hàng ngàn người di cư đang đổ về biên giới Mỹ - Mehico với mong muốn tìm đường vào nước Mỹ, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. Họ lo ...
thứ sáu, 22/11/2024