Cần gỡ điểm nghẽn về vốn để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

VTV9.vtv.vn - Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có hơn 940 ngàn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động. Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các thể chế chính sách và vốn dường như vẫn đang là sợi dây bị siết chặt, khiến khu vực này chưa thể phát huy hết vai trò và tiềm năng.
Cần ngay lúc này là sự quyết liệt tháo gỡ những điểm nghẽn ấy để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân.
Hợp tác xã rau Tuấn Ngọc đang mong muốn tiếp cận nguồn vốn vay trung và dài hạn từ ngân hàng khoảng 5 tỷ đồng để tăng thêm diện tích trồng rau sạch. Tuy nhiên, hiện toàn bộ tài sản đảm bảo của thành viên hợp tác xã đều thế chấp ở ngân hàng nên khó tiếp cận nguồn vốn mới.

Ông Lâm Ngọc Tuấn, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tuấn Ngọc, TP. Hồ Chí Minh: “Mong lãi suất sẽ được ưu đãi kéo dài hơn, có thể là 3,4,5 năm để những thành viên có thời gian kịp thời, tạo lợi nhuận và trả nợ cho các ngân hàng. Ngân hàng cũng mở rộng cho vay nhiều hơn trên cùng một tài sản đó.”
Các chuyên gia kinh tế cho biết, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chỉ có thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng. Các doanh nghiệp lớn còn có thể huy động từ kênh khác như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, huy động vốn quốc tế…. Vì thế, để kinh tế tư nhân phát triển, Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn với chi phí thấp bằng việc tăng khả năng huy động vốn từ các tổ chức tài chính toàn cầu, quỹ đầu tư quốc tế hoặc quỹ hưu trí trong nước.

PGS. TS Nguyễn Hữu Nhân, Chuyên gia Kinh tế: “Xây dựng thị trường chứng khoán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ để huy động vốn tốt hơn trong thời gian tới, quy định sẽ dễ hơn thị trường chuẩn hoá… Phát hành coin tiền kỹ số lần đầu ra công chúng, như vậy thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ dễ dàng có các kênh huy động vốn.”
Hội lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, cần đẩy mạnh hoạt động cho vay của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo kênh huy động vốn với chi phí hợp lý cho khu vực kinh tế tư nhân có thêm nội lực.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh: “Nên cho doanh nghiệp có tín chấp theo dòng tiền kinh doanh của mình. Dành ra vài gói trong mỗi chu kỳ khoảng mấy chục ngàn tỷ ưu tiên cho doanh nghiệp có số thu tốt có điều kiện xuất khẩu tốt”.
Kinh tế tư nhân hiện chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP; đóng góp hơn 56% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế. Vì thế, ngoài việc hỗ trợ bằng nguồn vốn ưu đãi, tiếp cận các quỹ tín dụng riêng. Chính phủ cũng cần áp dụng chính sách miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3-5 năm đầu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư và phát triển.
Cùng chuyên mục
Người dân cần kiểm soát lượng điện tiêu thụ
Thời gian vừa qua, nhiều hộ dân phản ánh hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt. Trước thông tin này, ngành điện lực đã có những phản hồi. Phóng sự thực h ...
thứ ba, 8/7/2025
Giảm áp lực giải quyết thủ tục cho vùng biên giới
Với một địa bàn đặc thù như tỉnh Tây Ninh mới, có 20 xã biên giới - giáp với Campuchia, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp không chỉ hỗ trợ người dâ ...
thứ ba, 8/7/2025
Chính quyền địa phương 2 cấp: thuận tiện hơn, gần dân hơn
Đã một tuần sau khi các địa phương trên cả nước chính thức triển khai mô hình chính quyền hai cấp. Tại TP. Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức ở nhiều phườ ...
thứ ba, 8/7/2025
Gama - Dục tốc bất bại: Hành động lạ của MC Mie khiến dàn thí sinh “đứng hình”
Trong một khoảnh khắc gây chú ý tại chương trình GAMA – Dục tốc bất bại, MC Mie bất ngờ có hành động khó hiểu ngay trên sân khấu khiến nhiều thí sinh ...
thứ ba, 8/7/2025
Dự báo thời tiết (08/7/2025)
thứ ba, 8/7/2025
Chứng khoán vượt mốc lịch sử 1.400 điểm
Sáng 8/7/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam duy trì đà tăng. Kết thúc phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng điểm 0,21%, tiếp tục giữ vững mốc 1.400, mức ...
thứ ba, 8/7/2025