Ấn tượng phương Nam: Sơn Đốc - làng bánh phồng trăm năm

VTV9.vtv.vn - Bến Tre vốn là 1 vùng đất trù phú của miền Tây, với rất nhiều đặc sản đậm đà hương vị từ nước cốt dừa, trong đó không thể không kể đến bánh phồng Sơn Đốc, món bánh dân dã nức tiếng trong và ngoài nước. Từ một nguyên liệu quen thuộc là gạo nếp, qua đôi bàn tay khéo léo, người dân nơi đây đã kết hợp cùng nước cốt dừa và đường, quết thành những chiếc bánh thơm ngon, làm say lòng bao thực khách.
Đó là lý do mà làng nghề bánh phồng Sơn Đốc bền bỉ tồn tại và phát triển hơn một trăm năm qua. Cùng với dòng chảy thời gian, người dân làng nghề đã biết cách đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của quê hương.

Đặt chân tới làng nghề sản xuất bánh phồng Sơn Đốc ở xã Hưng Nhượng và xã Giồng Trôm tỉnh Vĩnh Long vào một ngày nắng đẹp, chúng tôi vô cùng thích thú khi thấy hàng trăm chiếu bánh phồng xếp hàng ngay ngắn, phơi mình trong nắng vàng. Chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất của bánh phồng thủ công của ông Võ Trung Hiệp, bởi được biết, đây là một trong hai lò bánh thủ công duy nhất còn sót lại và cũng đã có truyền thống lâu đời nhất nhì ở xã này.

Trong khuôn viên khá khiêm tốn và mang nhiều dấu ấn của thời gian, các cô chú, anh chị trong lò bánh vừa vui vẻ trò chuyện vừa thoăn thoắt đôi tay đảm trách công việc chuyên biệt của mình. Từ khâu hấp nếp, quết bột, chia nhỏ rồi đến khâu cán bánh, phơi lên chiếu, tất cả đều được làm thủ công một cách tỉ mỉ, cẩn thận. Chính từ mồ hôi, công sức và bàn tay khéo léo của những người thợ lâu năm, cùng với cái nắng đượm của vùng đất này, mà ra được thành phẩm là những chiếc bánh phồng vừa thơm ngon, vừa béo ngọt nơi đầu lưỡi.
Ông Võ Trung Hiệp - Hộ sản xuất bánh phồng Sơn Đốc, xã Giồng Trôm, tỉnh Vĩnh Long: “Bánh phồng của mình mà đi ra thị trường nhiều người ăn mà khen thì rất là hài lòng rồi. Còn bánh mình mà ra thị trường mà không ai mua nữa thì coi như bánh mình không đạt được chất lượng, nhưng mình rất là vui, vui khi mình biết nghề truyền thống”.
Hiện nay, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc gần như đã chuyển dần hết sang sử dụng máy quết, máy cán và máy cắt chạy bằng điện, có thể ra lò lên đến 10.000 chiếc, gấp năm lần so với làm thủ công bằng tay. Do nhu cầu thưởng thức bánh phồng nếp ngày càng nhiều và muốn bánh ngon hơn nữa thì mỗi cơ sở làm bánh cho thêm những gia vị khác nhau để tạo đặc trưng riêng cho sản phẩm của mình.

Bà Cao Thị Lệ - Hộ sản xuất bánh phồng Sơn Đốc, xã Giồng Trôm, tỉnh Vĩnh Long: “Tôi làm nay 20 năm rồi, 10 năm cán tay, 10 năm cán máy. Cái bánh làm xong nướng ăn thanh miệng, sản phẩm ngon, khách hàng chịu”.
Bà Lê Thị Thúy Hằng - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Nhượng, tỉnh Vĩnh Long: “Trên địa bàn xã Hưng Nhượng có 24 cơ sở sản xuất bánh phồng, xã cũng đã xây dựng xong phương án gắn sản xuất của làng nghề với bảo vệ môi trường”.
Điều làm nên thương hiệu Sơn Đốc không chỉ là hương vị mà còn là sự kiên trì giữ gìn công thức truyền thống qua bao thế hệ. Vào năm 2018, bánh phồng Sơn Đốc đã được xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Có thể nói, trong dòng chảy hiện đại, làng nghề vẫn sống động như một "bảo tàng sống" của ký ức quê hương, đậm đà hồn đất xứ Dừa.
Cùng chuyên mục
Thành phố ấm áp tình người - Số 72/2025: Chiếc áo cũ - Tấm lòng mới
thứ tư, 2/7/2025
Ấn tượng Phương Nam: Bếp ăn sẻ chia sinh viên
Thay vì phải chi trả mức phí cao để có bữa ăn dinh dưỡng, nay sinh viên tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vẫn được ăn ngon, vệ sinh nhưng chỉ cần t ...
thứ ba, 1/7/2025
Ấn tượng phương Nam: Bữa cơm giữa đồng gần gũi
Rời xa phố thị ồn ào, náo nhiệt… chúng ta cùng về miền Tây. Giữa những cánh đồng thẳng cánh cò bay, có một "bàn tiệc" đặc biệt. Giữa trưa nắng, họ dừn ...
chủ nhật, 29/6/2025
Ấn tượng phương Nam: Vườn cây trái phủ xanh sa mạc cát
Nhắc tới vùng đất được gọi là "tiểu sa mạc" của Bình Thuận, chắc ai cũng tưởng tượng ra cái nắng nóng gay gắt, gió cát mịt mù… Thế nhưng giờ đây, ngay ...
thứ bảy, 28/6/2025