TP. Hồ Chí Minh trước cơ hội đón dòng vốn FDI mới
VTV9.vtv.vn - Số liệu từ Tổng cục Thống kê, 10 tháng đầu năm, cả nước đã thu hút trên 27 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Trong đó chiếm phần lớn tổng vốn đầu tư đến từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và hoạt động kinh doanh bất động sản…
Theo đánh giá từ các đơn vị nghiên cứu, dòng vốn mới đã bật lên xu hướng sản xuất công nghệ, có giá trị cao. Điều này cũng đã đẩy nhu cầu một số sản phẩm bất động sản công nghiệp gia tăng.
Dòng vốn FDI gia tăng và sự phát triển của ngành thương mại điện tử đã kéo nhu cầu về kho bãi và mặt bằng công nghiệp xây sẵn tăng mạnh. Hiện nay, giá thuê kho bãi trung bình hấp dẫn là 5,6 USD/m² đã thu hút các công ty dịch chuyển về Việt Nam. Và để đón nhu cầu này, các nhà phát triển khu công nghiệp đã nhanh chóng xây dựng được các cơ sở mặt bằng hiện đại, công nghệ cao, bao gồm cả giải pháp thân thiện với môi trường, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Trương An Dương, Giám đốc điều hành khu vực phía Bắc và khối BĐS Nhà ở Công ty Frasers Property Việt Nam: “Trong các BĐS công nghiệp của chúng tôi, chúng tôi tăng tỷ lệ cây xanh. Và tiến tới các trung tâm sản xuất bán dẫn, sản xuất điện tử trong 5-10 năm nữa tại VN thì chúng tôi đang chuẩn bị quỹ đất và các mô hình phát triển để phục vụ cho các nhu cầu trong tương lai”.
Đáng chú ý, dòng vốn đổ vào Việt Nam là kết quả nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển logistics, thông qua đầu tư vào các hình thức vận tải đa dạng và đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, đường cao tốc… Đây là động lực thúc đẩy tăng trưởng, định vị Việt Nam là địa điểm được ưu tiên cho các giải pháp công nghiệp hiệu quả, chi phí hợp lý.
Ông Jonhn Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản Công Nghiệp Savills Việt Nam: “Hoạt động xuất khẩu hàng hóa sản xuất mạnh mẽ đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay. Dòng vốn FDI đổ vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng đã góp phần đáng kể tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước”.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh: “Bất động sản công nghiệp trong thời gian 4 năm từ 2020 đến nay luôn là điểm sáng của thị trường bất động sản, và chúng tôi kỳ vọng đây tiếp tục là điểm sáng của thị trường bất động sản thời gian tới”.
Các chuyên gia cũng nhận định, với gần 50% vốn FDI sản xuất mới hiện nay càng thể hiện rõ sự dịch chuyển lên chuỗi giá trị của Việt Nam. Với tiềm năng hiện hữu, Việt Nam đang ở vị thế tốt để nắm bắt làn sóng đầu tư mới này và đóng vai trò then chốt trong tương lai ngành công nghiệp của Đông Nam Á, bao gồm các giải pháp công nghiệp và logistics tiên tiến.
Cùng chuyên mục
Đền bù chưa thỏa đáng, người nuôi bò gặp khó
Liên quan đến vụ việc đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị bệnh và chết do tiêm vắc xin viêm da nổi cục Navet-LPvac, đến thời điểm này, phần lớn c ...
thứ năm, 21/11/2024
Người nuôi lỗ nặng vì khó tiêu thụ tôm hùm cỡ lớn
Từ đầu tháng 10 cho tới nay, bà con tại Nam Trung Bộ đang chật vật tìm đầu ra cho hàng ngàn tấn tôm hùm cỡ lớn. Thị trường chính của Việt Nam là Trung ...
thứ năm, 21/11/2024
Sản xuất theo hướng hữu cơ để phục vụ thị trường Tết
Mùa Tết cũng được xem là cơ hội vàng cho tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm theo xu hướn ...
thứ năm, 21/11/2024
Tour Tết trong nước bị "quay lưng" vì giá vé máy bay cao
Giá vé máy bay dịp Tết Âm lịch đã tăng gấp đôi so với ngày thường và tăng 15% so với năm ngoái, khiến các tour du lịch nội địa Tết 2025 dần mất đi sức ...
thứ năm, 21/11/2024
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất tiết kiệm
Thị trường tiền gửi đang chứng kiến một làn sóng tăng lãi suất mới. Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn nhằm thu hút dòng tiền, với m ...
thứ năm, 21/11/2024
Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại
Tại Pháp, Bộ Văn hóa nước này vừa thông báo Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào tháng 12 tới đây, 5 năm sau vụ hỏa hoạn thảm khốc vào tháng 4/2 ...
thứ năm, 21/11/2024