Ứng xử có văn hoá khi va chạm giao thông

 
Ứng xử có văn hoá khi va chạm giao thông

VTV9.vtv.vn - Trong môi trường giao thông đông đúc, nhất là ở những đô thị lớn như thủ đô Hà Nội hay TP.HCM, thì khả năng va quệt xe cộ khi đi trên đường rất có thể xảy ra. Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn. Để tránh những xung đột không đáng có, để lại nhiều hệ lụy về pháp lý và thiệt hại về tài sản, thì cách ứng xử và xử lý tình huống của 2 bên luôn đóng vai trò quan trọng.

Sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển hàng ngày. Nhà lại cách khá xa nơi làm việc. Chị Phương cho biết, cũng đã không ít lần va quệt giao thông khi lưu thông trên đường. Việc chủ động nói lời xin lỗi, theo chị luôn là cách để phòng tránh xô xát sau va chạm giao thông

Chị Trần Thị Lan Phương, Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội: “Ông bà đã dạy 1 điều nhịn, 9 điều lành. Nếu mà có va chạm giao thông thì cũng không mất gì lời hỏi thăm, rồi xin lỗi người ta. Nếu 2 bên có tìm được tiếng nói chung thì tốt. Còn nếu không thì mình nên dùng điện thoại ghi lại hình ảnh làm bằng chứng rồi gọi điện ngay cho CSGT đến giải quyết để tránh xảy ra xô xát phức tạp”.

Chuyên gia tâm lý này cũng cho rằng, trong các vụ va chạm giao thông, nếu như 1 bên thấy bên kia không kiểm soát tốt về mặt cảm xúc thì bên còn lại, ngoài việc chủ động nói lời xin lỗi cũng cần có 1 số kỹ năng giao tiếp và bình tĩnh để giải quyết cho êm đẹp.

PGS. TS. Trần Thu Hương, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội: “Trong giải quyết vấn đề quan trọng là mình kiểm soát được cảm xúc, mình cũng phải kiểm soát được giọng nói của mình để sao cho giọng nói nó không bị cao quá để gây ra sự phản cảm đối với người đối diện với mình… Như vậy thì cái người mà cho dù có hung hăng đến đâu, có muốn gây hấn đến đâu thì họ cũng sẽ phải giảm cái cảm xúc đấy của họ xuống và lúc đó chúng ta mới có cơ hội nói chuyện”

Còn theo lực lượng CSGT, điều quan trọng hơn cả vẫn là ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông của mỗi người dân. Không phóng nhanh, vượt ẩu, đi đúng phần đường quy định và di chuyển theo chỉ dẫn của tín hiệu điều khiển giao thông.

Đại úy Nguyễn Văn Tuấn, Cán bộ Đội Cảnh sát giao thông số 4, Công an Tp. Hà Nội: “Hiện nay trên các tuyến đường đều có Camera giao thông, trong các phương tiện ô tô cá nhân có camera giám sát hành trình và người dân có Smartphone, lực lượng CSGT không khó để xác định nguyên nhân cũng như những người có liên quan trong các vụ va chạm giao thông. Từ đó cũng có thể nhanh chóng xác minh được những đối tượng có hành vi hung hăng, mất kiểm soát, có thói quen bắt nạt những người yếu thế hơn mình để xử lý nghiêm các đối tượng này theo qui định của pháp luật”.

Trong các vụ xô xát sau va chạm giao thông, trường hợp cố ý gây thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng hành vi có tính chất côn đồ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 134 BLHS. Hình phạt cao nhất có thể là tù Chung thân.

 

Share:

Cùng chuyên mục

 
 
 
 
 

Người Mỹ tăng chi tiêu dịp nghỉ lễ

Tại Mỹ, người dân thường chi tiêu mạnh tay hơn trong kỳ nghỉ lễ cuối năm và đầu năm mới. Tuy nhiên, những năm gần đây, lạm phát và lãi suất cao đã phầ ...