Kiểm soát nông sản VietGAP trên thị trường Tết
VTV9.vtv.vn - Chất lượng nông sản tiếp tục là câu chuyện nóng trong mùa Tết. Thực tế, những năm qua, nhiều nông dân đã chuyển hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và cũng đã có được những nông sản khẳng định chất lượng. Thế nhưng, có một nghịch lý kéo dài, sản xuất VietGAP đã là khó, đưa nông sản VietGAP ra thị trường thì lại càng khó hơn, khiến cho việc kiểm soát chất lượng nông sản gặp nhiều trắc trở.
Cách đây 7 năm, khi bắt đầu gây dựng vườn bưởi rộng 6 ha này, ông Luyện đã áp dụng quy trình canh tác VietGAP . Đây cũng là một trong những vườn bưởi đầu tiên ở miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Vườn bưởi của ông Luyện cho sản lượng mỗi năm 120 tấn. Làm ra được sản phẩm VietGAP nhưng điều trăn trở của những nhà vườn như ông là những trái bưởi này khi đến tay người tiêu dùng, không ai biết được đây là bưởi VietGAP. Đó là bởi đầu ra phụ thuộc vào thương lái. Và các thương lái thì mua gom bưởi từ nhiều khu vườn. Nghĩa là không cách gì phân biệt được giữa bưởi VietGAP với bưởi được canh tác theo kiểu lâu nay.
Ông Đặng Thái Luyện - Vườn bưởi Thái Tường, xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa: “Do tư thương, mình có dán tem thì họ cũng xé ra, họ không cho mình dán tem vì họ mua nhiều nơi nhiều hộ khác nhau”. Miền núi Khánh Vĩnh đang là vùng trồng bưởi da xanh ngon có tiếng,với diện tích hơn 500 ha, cho sản lượng hơn 1 ngàn tấn mỗi năm. Các nhà vườn khi thu hoạch, hễ thương lái nào trả giá cao thì bán chứ không gắn kết lâu dài với một đầu mối tiêu thụ cố định.
Bà Trần Thị Diễm Kiều - Xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa: “Được giá là bán, có khi xe gánh vô mua lẻ, có khi xe tải mua sỉ”. Người sản xuất thì không có cách gì để khẳng định đây là sản phẩm từ khu vườn của mình. Người kinh doanh thì lại không quan tâm phân định nông sản an toàn. Chính điều này, khiến cho khi đưa ra thị trường, việc truy xuất nguồn gốc bưởi VietGAP là điều không dễ dàng.
Tại khu chợ này, những quầy bán lẻ trái cây, những trái bưởi cũng như các loại trái cây khác, hiếm khi có nhãn hiệu. Bà Lê Thị Bích Khuê - Tiểu thương Chợ Xóm Mới, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa: “Nhiều nguồn khác nhau, có cái có thương hiệu nhưng họ không thích thương hiệu đó nên mình cứ để trần, không tem dễ bán hơn”. Vậy là một nghịch lý kéo dài, dù đã có những nông sản VietGAP, dù người tiêu dùng mong muốn chọn mua nông sản VietGAP, nhưng không phải lúc nào nông sản VietGAP đích thực cũng đến được tay người tiêu dùng. Mấu chốt ở đây là chuỗi sản xuất từ vườn đến thị trường bị đứt gãy ở khâu trung gian.
Cùng chuyên mục
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân gây khó khăn khi xác nhận nguồn gốc thủy sản
Trong năm 2025, những tổ chức và cá nhân cố tình gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong việc cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sả ...
thứ ba, 14/1/2025
Định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID
Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật liên quan để triển khai việc bắt buộc định danh ng ...
thứ ba, 14/1/2025
Ấn tượng Tranh trên cánh đồng lúa Thái Lan
Hình ảnh nhìn từ trên cao một cánh đồng lúa ở tỉnh Chiang Rai (Chiềng Rai), miền Bắc Thái Lan trông thật ấn tượng, như bức tranh được tạo nên từ các g ...
thứ ba, 14/1/2025
Đức chạy đua ngăn chặn dịch lở mồm long móng
Đức đang thực hiện các bước để hạn chế khả năng lây lan của bệnh lở mồm long móng, sau khi phát hiện dịch bệnh này ở một trang trại trâu ngoại ô thủ đ ...
thứ ba, 14/1/2025
Động đất tại Nhật Bản
Tối qua, một trận động đất mạnh 6,9 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Miyazaki, vùng Kyushu, Tây Nam Nhật Bản. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã ban hà ...
thứ ba, 14/1/2025
Lễ hội Tết Việt, Phố Ông Đồ thu hút người dân Thành phố Hồ Chí Minh
Hơn 10 năm nay, phố ông Đồ tại Nhà văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành điểm hẹn quen thuộc mỗi dịp Tết đến Xuân về. Không chỉ lưu gi ...
thứ ba, 14/1/2025