Để sản phẩm OCOP đứng vững trên thị trường

 
Để sản phẩm OCOP đứng vững trên thị trường

VTV9.vtv.vn - Một trong những điểm nghẽn của các chủ thể OCOP là HTX, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nên khó khăn trong việc tự tìm kiếm thị trường. Vì vậy, đối với các sản phẩm sau khi được "gắn sao" OCOP rất cần được sự hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại từ cơ sở. Đây là bàn đạp vững chắc giúp chủ thể Ocop tự tin để sản xuất hàng hóa. Phóng sự được ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dưới sự hỗ trợ của cơ quan xúc tiến thương mại, sản phẩm mật ong OCOP của Công ty TNHH Duy Anh Bee đã chuyển từ gia công bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác chuyển sang tự làm thương hiệu riêng để xuất khẩu mật ong sang thị trường Nhật Bản.

tc24h-2210-16 Lê Phước Duy.jpg
Ông Lê Phước Duy - Giám đốc Công ty TNHH Duy Anh Bee

Ông Lê Phước Duy, Giám đốc Công ty TNHH Duy Anh Bee: “Khi tham gia OCOP thì chúng tôi được cơ quan nhà nước hỗ trợ rất là nhiều, ví dụ như tham gia những hội chợ triển lãm để chúng tôi có thể kết nối đến người tiêu dùng và người tiêu dùng có thể biết đến sản phẩm của chúng tôi nhiều hơn.”

Còn với công ty TNHH SX & XNK Nón Lá, đã nhiều lần thay đổi mẫu mã, bao bì sản phẩm, nay được hỗ trợ 3 tỷ đồng để mua sắm, thay đổi hoàn toàn máy móc, thiết bị phục vụ chế biến. Nhờ vậy mà sản phẩm tăng được lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

tc24h-2210-16 Trần Kim Khuê.jpg
Ông Trần Kim Khuê - Giám đốc Công ty TNHH SX và XNK Nón Lá, tỉnh BRVT

Ông Trần Kim Khuê, Giám đốc Công ty TNHH SX và XNK Nón Lá, tỉnh BRVT: “Sự hỗ trợ đứng sau của nhà nước hỗ trợ về máy móc thiết bị đó thì doanh nghiệp giảm bớt được nhiều chi phí, thì mình cạnh tranh dễ.”

Tìm giải pháp để sản phẩm OCOP chuyển mình bứt phá là cách BRVT đã và đang hỗ trợ chủ thể OCOP chuyển từ sản xuất thô sang chế biến sâu để tăng giá trị. Như Công ty TNHH Nuôi trồng nấm Hòa Long, mỗi tháng thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng nhờ vào sản phẩm chế biến sâu khi được hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.

tc24h-2210-16 Cao Thị Hồng Vân.jpg
Bà Cao Thị Hồng Vân, Giám đốc Công ty TNHH Nuôi trồng nấm Hòa Long, tỉnh BRVT

Bà Cao Thị Hồng Vân, Giám đốc Công ty TNHH Nuôi trồng nấm Hòa Long, tỉnh BRVT: “Được tổ chức của chính quyền quan tâm, ví dụ mình nuôi trồng rồi nhưng để chế biến sản phẩm nó được an toàn hơn, được sản lượng cao hơn, đồng thời bảo quản sản phẩm, để trên quầy kệ nó lâu hơn, nên tỉnh hỗ trợ cơ giới hóa sản phẩm”.

Ông Vũ Ngọc Đăng, Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn, Sở NN-PTNT tỉnh BRVT: "Đặc biệt năm nay chúng tôi tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm vùng miền Đông Nam bộ. Qua hội nghị đó, các chủ thể trong OCOP có cơ hội nhìn lại mình, tiếp cận những tỉnh bạn, như 1 số tỉnh làm tốt về chuyển đổi số, các tỉnh làm tốt về đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử....

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP, ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm, chú trọng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; quy hoạch vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP phù hợp nhằm đưa sản phẩm OCOP Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành hàng hóa có thương hiệu, chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.

 
Share:

Cùng chuyên mục

 
 

Libya: Cuộc thi chim ưng

Người nuôi chim ưng ở Libi mới đây đã có dịp thể hiện khả năng huấn luyện chim săn mồi của mình tại Cuộc thi dành cho chim ưng lần đầu tiên được tổ ch ...