Đồng bào Chăm chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biển đổi khí hậu

 

VTV9.vtv.vn - Tìm cách thích ứng, khắc phục điều kiện khí hậu thay đổi bất thường, tại các huyện miền núi tỉnh Bình Thuận, bà con đồng bào Chăm đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời thay đối lối canh tác để phù hợp trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Điều này không chỉ mang lại thu nhập ổn định/ còn giúp bà con từng bước vươn lên thoát nghèo.

Trên cánh đồng ở vùng miền núi Phú Lạc, tỉnh Bình Thuận thời gian gần đây xuất hiện nhiều mô hình nhà màng trồng táo xanh như thế này. Mạnh dạn chuyển đổi đất trồng hoa màu sang trồng táo xanh gần 4 năm nay, hơn 3.000m2 nhà màng của anh Long Minh Trãi trung bình mỗi năm cho 3 lứa trái với năng suất ổn định. Việc chủ động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác đã khắc phục được yếu tố bất lợi về khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng miền núi vốn thừa nắng thiếu mưa.

1010 - SPN Đồng bào Chăm chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biển đổi khí hậu- LONG MINH TRAI.jpg
Anh Long Minh Trãi - Xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

Anh Long Minh Trãi - Xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận: “Mình xác định lâu dài thì phải làm cho kiên cố. Dù mùa mưa hay là nắng mình cũng có thể chủ động được. Mình làm nhà màng, hệ thống nước tưới tự động là mình tạo được nguồn táo sạch rồi”.

Tại địa phương miền núi có hơn 70% là bà con đồng bào Chăm, cây táo xanh đang dần chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng. Năng suất và diện tích liên tục tăng khi trồng táo xanh không khó mà chi phí đầu tư ít hơn các loại cây trồng khác.

1010 - SPN -Đồng bào Chăm chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biển đổi khí hậu-2.jpg
Khu vườn của anh Long Minh Trãi 

Không chỉ áp dụng hệ thống tưới phun, tiết kiệm nước mà hiện nay bà con vùng đồng Chăm đã chuyển sang trồng táo trong những nhà màng như thế này, đã giảm thiểu được thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra vùng nguyên liệu sạch và nâng cao giá trị cho những sản phẩm nông nghiệp

Hiện nay, một số tổ hợp tác, tổ liên kết thu mua nông sản tại tỉnh Bình Thuận đang hướng đến việc xây dựng vùng nguyên liệu sạch trái cây tươi, nhưng vấn đề cạnh tranh về giá, chi phí là điều mà bà con đang gặp khó khi mở rộng sản xuất.

Anh Long Minh Trãi nói thêm: “Bản thân mình khi đi tập huấn để làm ra được táo sạch nhưng để nâng cao chất lượng giá, thị trường ổn định thì rất là khó”.

1010 - SPN -Đồng bào Chăm chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biển đổi khí hậu- KIEU VAN.jpg
Bà Nguyễn Thị Kiều Vân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Bà Nguyễn Thị Kiều Vân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận: “Vận động bà con nông dân tham gia vào tổ liên kết, hợp tác để giúp bà con ổn định nguồn sản phẩm mà mình sản xuất ra”.

Trên mảnh đất mà cái nắng dường như quanh năm, việc trồng được loại cây cho ra quả ngọt là nỗ lực của bà con. Để duy trì sự ổn định, phát triển các loại cây trồng, cần có chính sách, quy hoạch vùng trồng phù hợp với nhu cầu thị trường.

 

 



 

Share:

Cùng chuyên mục

 
 
 

Kỷ niệm "200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế"

Các điểm nhấn nổi bật về lĩnh vực văn hóa. Lễ kỷ niệm "200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế" và tưởng niệm 198 năm ngày mất của bà Châu Thị Tế đã được tổ c ...