Hiểu đúng về xã hội hóa trong giáo dục
VTV9.vtv.vn - Mới đây, một hiệu trường tại Hòa Bình vừa bị khởi tố vì tội lạm thu. Lạm thu cũng là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi bắt đầu năm học mới và luôn được gắn chung với xã hội hóa giáo dục. Vậy xã hội hóa giáo dục thực chất là gì? Làm thế nào để đưa chủ trương đúng đắn này về đúng ý nghĩa của nó?
Theo Luật Giáo dục Việt Nam sửa đổi năm 2019, xã hội hóa giáo dục là quá trình huy động sự tham gia của toàn xã hội từ: tài chính, trí tuệ, công sức vào công tác giáo dục.
Bếp ăn tập thể này là công trình xã hội hóa do phụ huynh trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu đóng góp. Từ khi có bếp ăn, bữa trưa bán trú của các con không chỉ thơm ngon hơn mà lúc nào cũng nóng sốt. Tại trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, 90% công trình phục vụ cho học sinh tại trường là nguồn xã hội hóa.
Cô giáo Trần Thị Thu Lành, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh: “Để phụ huynh tạo lòng tin nhà trường, nhà trường phải xuất phát từ thực tiễn, đưa ra giải pháp, kế hoạch đúng đắn”.
Tùy vào điều kiện mỗi trường mà nhu cầu xã hội hóa khác nhau. Tuy nhiên, cách thức tiếp nhận tài trợ chỉ có một và đã được quy định rõ theo thông tư 16 của Bộ Giáo dục Đào tạo. Vì thế theo nhiều chuyên gia, không có chuyện làm sai vì hiểu chưa đúng quy định. Chưa kể, một số đơn vị còn thực hiện xã hội hóa theo kiểu cào bằng, bổ đều, trong khi mỗi phụ huynh có điều kiện khác nhau.
Ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh: “Một số phụ huynh quá nhiệt tình lại muốn mọi người tham gia như họ. Xã hội hóa phải trên tinh thần tự nguyện”.
Xã hội hóa giáo dục là cần thiết, nhất là khi nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Làm thế nào để xã hội hóa không bị biến tướng khi 25% tổng vốn đầu tư cho giáo dục công lập hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh là từ nguồn này? Câu trả lời theo ông Nguyễn Văn Ngai - Nguyên Phó Giám đốc sở Giáo dục Đào tạo Thành phố nằm ở vai trò của người đứng đầu.
Ông Nguyễn Văn Ngai, Nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh: “Ngay đầu năm học, khi họp phụ huynh học sinh thì từng lớp và nhà trường cũng phải thông tin đến phụ huynh về trọng tâm năm học này. Nhà trường chỉ đạo vấn đề gì cần phải lưu tâm và ở trường thì trên cơ sở chỉ đạo này có những hoạt động, những việc làm cụ thể nào mà cần có sự phối hợp…”
Ranh giới giữa xã hội hóa và kinh tế hóa rất mong manh. Để con đường đến trường của học sinh, phụ huynh và cả thầy cô không còn nặng gánh 2 chữ lạm thu nhân danh xã hội hóa giáo dục, ngoài sự minh bạch, trong lộ trình thực hiện xã hội hóa, nhà trường cần lấy danh dự, tự trọng và sự thấu cảm với phụ huynh làm nguồn lực phát triển.
Cùng chuyên mục
Ai Cập tái tạo hình ảnh cổ vật bị hư hại
Công nghệ thực tế ảo giúp tái tạo, hiển thị hình dạng ban đầu cách đây hàng ngàn năm của các hiện vật bị hư hại đang được trưng bày tại Bảo tàng Ai Cậ ...
thứ sáu, 15/11/2024
Cung Thiên Văn lớn nhất Châu phi mở cửa trở lại
Cung thiên văn lớn nhất châu Phi cận Sahara sắp mở cửa trở lại tại Johannesburg, Nam Phi. Sau đợt cải tạo, cung thiên văn sẽ hiện đại hơn, mang đến tr ...
thứ sáu, 15/11/2024
Cần giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông
Gặp sự cố trên đường là chuyện hết sức bình thường khi tham gia giao thông, nhưng đôi khi sự cố lại chồng sự cố, tai nạn chồng tai nạn, do các tài xế ...
thứ sáu, 15/11/2024
Bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh siết quản lý giữ xe, thu phí đúng giá
Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, Bệnh viện Nhi đồng 2 và một số bệnh viện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhanh chóng siết chặt khâu quản lý, kiểm tra ...
thứ sáu, 15/11/2024
Xuất khẩu gạo cán đích 5 tỷ usd
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,8 tỷ đô la Mỹ. Với đà này, mục ...
thứ năm, 14/11/2024
Sẽ ngừng giao dịch với tài khoản không xác thực sinh trắc học từ 2025
Kể từ đầu năm sau, các chủ tài khoản thanh toán và chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện giao dịch trực tuyến, chuyển tiền hoặc rút tiền tại ATM nế ...
thứ năm, 14/11/2024