Lâm Đồng siết chặt quản lý mã vùng trồng cây cà phê

VTV9.vtv.vn - Những năm gần đây, diện tích trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên và cả nước đều tăng. Trong đó, có không ít diện tích chưa được công nhận bởi liên quan đến đất rừng. Do đó, ngành nông nghiệp các địa phương đang khẩn trương rà soát lại từng diện tích để quy chủ, xác lập bản đồ quản lý.
Đây là bước đi cụ thể để cà phê của Việt Nam không bị ách tắc khi xuất khẩu bởi Luật chống phá rừng của Liên minh Châu Âu.
Tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, ngoài hàng chục héc ta cà phê của gia đình, ông Đoàn Mạnh Trình, thành viên của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Cà phê Tám Trình còn ký kết hợp tác với hàng trăm hộ nông dân trồng cà phê khác. Yêu cầu bắt buộc khi ký kết, đó là nông dân phải chứng minh được nguồn gốc đất và nhất là không xâm phạm đến tài nguyên rừng. Đây là yếu tố quan trọng, giúp cho hạt cà phê của đơn vị này đến được với các thị trường khó tính nhất của thế giới.
Ông Đoàn Mạnh Trình, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu cà phê Tám Trình: “Tất cả nông hộ đi theo chương trình rainforest của công ty thì phải cung cấp định vị chính xác của từng vườn và công ty cũng đã cử những cán bộ chuyên môn đi thăm và khảo sát để xác minh là mảnh đất sạch, không tranh chấp và không xâm phạm đến rừng”.
Xuất khẩu cà phê tháng 9 đầu năm 2024 của Việt Nam đạt 1,1 triệu tấn, mang lại 4,37 tỷ USD, mức kỷ lục từ trước cho đến nay. Trong đó, Liên minh Châu Âu là thị trường lớn, chiếm gần 40% tổng sản lượng xuất khẩu. Việc tổ chức này lùi thời hạn áp dụng Luật chống phá rừng với một số mặt hàng nông sản, trong đó có cà phê là cơ hội để Việt Nam rà soát lại vùng trồng để không bị gián đoạn xuất khẩu.
Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: “Quy định của EU về các sản phẩm không được phá rừng, thì Bộ cũng đã có hướng dẫn, chỉ đạo và yêu cầu các tỉnh trồng cà phê lớn đặc biệt là Tây Nguyên như Lâm Đồng tuân thủ từ giờ, mặc dù là được EU kéo thêm 1 năm nữa nhưng phải thực hiện đúng các quy định của họ.”
Hiện nay, diện tích cà phê của toàn vùng Tây Nguyên 666,7 nghìn ha, tăng 31,5% so năm 2010 và vượt quá quy hoạch. Diện tích vượt quy hoạch có thể là đất rừng. Do đó, chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là không mở rộng diện tích mà tăng cường quản lý về chất lượng thông qua mã vùng trồng. Nếu đơn vị nào vi phạm có thể xử lý hình sự.
Cùng chuyên mục
Mô hình vừa sạc vừa nghỉ ngơi hút nhiều tài xế xe công nghệ
Trong khi chờ các nhà quản lý lên lộ trình về việc chuyển đổi xe xăng sang xe điện, nhiều nơi tại TP. Hồ Chí Minh đã có cách làm sáng tạo để giúp xe đ ...
chủ nhật, 27/7/2025
Sau sáp nhập, phí cảng biển vẫn chưa thống nhất
Từ năm 2022, TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng phí cảng biển cho hàng hoá qua cảng tại địa phương này. Container 20 feet là 2,2 triệu đồng và 40 feet là 4,4 ...
chủ nhật, 27/7/2025
Những mô hình Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Là người lính từng trải qua bao khó khăn gian khổ, nên khi trở về đời thường cuộc sống gặp phải những gian truân vẫn không làm khuất phục ý chí của nh ...
chủ nhật, 27/7/2025
Dự báo thời tiết (27/7/2025)
chủ nhật, 27/7/2025
Chuyện chưa kể của một anh hùng
Những câu chuyện đặc biệt đằng sau chiến công hiển hách của những người lính cụ Hồ năm xưa vẫn luôn được nhắc nhớ đến ngày hôm nay, như một kí ức khôn ...
chủ nhật, 27/7/2025
Để hút khách đến các phố kinh doanh
Có câu "Buôn có bạn, bán có phường". Những con phố buôn bán 1 loại mặt hàng chuyên biệt như ở TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh không còn quá xa lạ. Tuy ...
chủ nhật, 27/7/2025