Lừa đảo mua sắm trực tuyến: Bình cũ rượu mới

VTV9.vtv.vn - Theo nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, chỉ trong 9 tháng năm nay, ước tính người tiêu dùng Việt đã chi gần 230 nghìn tỷ đồng cho hoạt động mua sắm trực tuyến. Có thể thấy, hình thức mua sắm này đã và đang trở thành thói quen của nhiều người.
Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo. Không còn dừng lại ở những chiêu trò đơn giản như bán hàng giả, hàng nhái,... kẻ gian giờ đây đã nâng cấp thủ đoạn tinh vi và khó lường hơn.
Là người thường xuyên mua sắm trực tuyến, những cuộc điện thoại của người giao hàng hay còn gọi shipper đã không còn xa lạ với bạn trẻ này. Nên khi nhận được một cuộc gọi từ số lạ xưng là shipper, nói chính xác thông tin đơn hàng, lại còn báo sẽ gửi hàng tại quán nước đối diện công ty - nơi bạn thường xuyên nhờ nhận đồ hộ, bạn trẻ này đã tin tưởng và chuyển khoản 500 nghìn đồng cho người này để thanh toán. Nhưng 30 phút sau, bạn lại nhận được cuộc gọi từ shipper quen để giao hàng. Lúc này, nhận ra mình bị lừa thì đã quá muộn.
Nạn nhân cho biết: “Đối tượng lừa đảo nói cho mình rất chính xác tất cả những cái thông tin bao gồm từ loại sản phẩm mình đặt hàng, mã đơn hàng và kể cả là số tiền chính xác đến từng số lẻ. Cho nên là tại cái thời điểm mà mình chuyển khoản mình sẽ không có một chút cảnh giác nào cả”.
Tinh vi hơn, những kẻ lừa đảo còn kịp "thay áo mới" giăng bẫy nạn nhân bằng một kịch bản khó lường hơn. Chúng tự xưng là shipper, yêu cầu nạn nhân chuyển khoản ngay phí ship chỉ vỏn vẹn 30-40 nghìn đồng.
Ngay sau đó, nạn nhân sẽ nhận được tin nhắn từ những đối tượng lạ mặt này, nói rằng đã gửi nhầm số tài khoản đăng ký hội viên của "Bảo hiểm Hàng hóa" và gửi đường link lạ dẫn đến một trang fanpage giả mạo.
Người này còn liên tục giục nạn nhân nhắn tin để hủy tài khoản hội viên, nếu không sẽ bị kích hoạt và mất phí 3,5 triệu đồng một tháng. Một khi nạn nhân bấm vào đường link giả mạo, thực hiện các thao tác như kẻ gian hướng dẫn sẽ đối mặt với rủi ro bị chiếm tài khoản ngân hàng, lộ lọt thông tin cá nhân và có thể mất tiền lúc nào không biết.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia: “Tuyệt đối sẽ không thực hiện việc cài đặt các ứng dụng lạ, bấm vào những cái đường link lạ hay là đưa thông tin cho những cái người lạ chỉ thông qua gọi điện hay là chat”.
Công nghệ ngày càng phát triển, những thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi. Người dùng vì thế cũng cần phải nâng cao cảnh giác và kiến thức. Có như vậy mới có thể xây cho mình một "hệ miễn dịch" để chống lại những thứ độc hại từ không gian mạng.
Cùng chuyên mục
Đồng Tháp đón sếu đầu đỏ
Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức tiếp nhận thêm các cá thể sếu đầu đỏ. Đây là cột mốc quan trọng trong nỗ lực phục hồi loài chim quý hiếm tạ ...
thứ hai, 21/4/2025
Hôm nay bắt đầu đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT 2025
Từ hôm nay, 21/4, các thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025. Thời gian đăng ký thực hiện trong 1 tuần.
thứ hai, 21/4/2025
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ ô tô mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng, oi bức dễ đi kèm với nguy cơ cháy nổ Và đây là hiện trường 1 vụ cháy ô tô vừa xảy ra chiều qua tại Hà Nội. Đang dừng đỗ trên đườn ...
thứ hai, 21/4/2025
Nam Định tiếp tục dẫn đầu V-League
Tối qua, vòng 19 V-League tiếp tục diễn ra. Đội đang dẫn đầu bảng là Nam Định có trận hòa không bàn thắng trên sân Đà Nẵng, duy trì khoảng cách 2 điểm ...
thứ hai, 21/4/2025
Na Uy: Trí tuệ nhân tạo xác định sự cố tràn dầu trên biển
Giữa đại dương mênh mông, để phát hiện sự cố tràn dầu cũng là một thách thức. Và tại Na Uy, người ta cũng đã ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo hỗ tr ...
thứ hai, 21/4/2025
Dự báo thời tiết Sáng (21/4/2025)
thứ hai, 21/4/2025