Mạo danh để quảng cáo trên mạng xã hội: Vì sao trở thành căn bệnh mãn tính?
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Tình trạng bị mạo danh để quảng cáo trên mạng xã hội đã trở thành một căn bệnh mãn tính mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của nó.
Trên mạng xã hội, hình ảnh về Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc bỗng trở thành nội dung quảng cáo cho thuốc giảm cân gia truyền, từ cái bắt tay giữa 2 đồng nghiệp trong trường quay hóa thành quảng cáo cho đặc sản quê hương mắm ruốc, hoặc thông tin biên tập viên Thúy Hằng tiết lộ lý do đổi nghề... Những hình ảnh trên mạng xã hội được photoshop, thậm chí lồng tiếng rất chuyên nghiệp, nếu chỉ xem qua người dân rất dễ bị nhầm là thật.
Không chỉ dừng lại ở mức độ của những phiền phức, tình trạng mạo danh quảng cáo trên mạng xã hội còn mang lại nhiều hệ lụy hơn nữa. Một lương y chữa bệnh dạ dày được giới thiệu trong chương trình Việc tử tế của VTV phát sóng năm 2017, đến đầu năm 2019 bỗng trở thành lương y có bài thuốc gia truyền trị chữa bệnh trĩ. Trên thực tế, công ty bán thuốc trĩ đã thu lợi vài trăm triệu đồng mỗi ngày với hàng trăm Fanpage, tài khoản mạo danh bằng thủ đoạn thu thập thông tin khách hàng để tư vấn bán hàng.
Sự táo tợn đã không dừng ở đây. Mới đây nhất, một phóng sự dài 5 phút gắn logo VTV1 được phát trên mạng xã hội giới thiệu một cơ sở điều trị bệnh gout tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chỉ sau vài ngày đăng tải, chỉ tính riêng trên một trang Facebook, phóng sự này có hơn 1,6 triệu lượt xem, hơn 4.000 bình luận và hàng chục nghìn lượt chia sẻ. Những gì mà cái gọi là "phóng sự của VTV" phản ánh khác xa với thực tế. Không chỉ có người bệnh được chữa khỏi là giả mà cả ê kíp thực hiện phóng sự cũng được thuê để đóng vai nhóm phóng viên VTV. Tuy nhiên, dù bị phanh phui chân tướng nhưng những hình ảnh giả mạo này vẫn tiếp tục được lan truyền trên YouTube.
Có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ bị mạo danh những cá nhân, đặc biệt là người nổi tiếng trong xã hội hay các tổ chức có uy tín để quảng cáo trên mạng xã hội, đứng hàng đầu là những sản phẩm đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe như: thuốc, thực phẩm chức năng hay sản phẩm, dịch vụ làm đẹp. Người mua chịu cảnh "tiền mất tật mang", còn người bị mạo danh cũng nhọc nhằn không kém trong hành trình đòi lại tên của mình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Cùng chuyên mục
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Kiến trúc Huế giữa lòng Nam bộ
VTV.vn - Ở Bến Tre có một căn nhà cổ “Huỳnh Phủ” đã gần 130 năm tuổi mang đặc của kiến trúc Huế.
thứ ba, 4/5/2021
Thời trang tái chế từ vải bạt mái hiên, ô tô
VTV.vn - Một nhóm bạn trẻ ở TP. HCM đã có cách làm sáng tạo để "giải cứu" những tấm bạt mái hiên, bạt phủ ô tô khi đã hết sử dụng được.
thứ năm, 29/4/2021
Khám phá“ Vương quốc hang động”
VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.
thứ tư, 28/4/2021
Quán cơm khác biệt
VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.
thứ ba, 27/4/2021