Ngắm sân chim mùa nước nổi ở Gáo Giồng
VTV9.vtv.vn - Rừng tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp là thủ phủ của chim, cò về số lượng và mật độ tự nhiên. Vào mùa nước nổi nơi đây có hàng ngàn cá thể chim cò về trú ngụ và sinh sản, trong đó có các loài chim quý có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Đến khám phá Gáo Giồng thời điểm này, du khách có thể tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành xanh mát và nhìn ngắm khung cảnh nhộn nhịp của mùa chim làm tổ
Bình minh ló dạng sau trận mưa đêm rả rích. Cách chừng mấy trăm mét đã nghe những âm thanh hoang dã của chim cò trong rừng tràm. Rừng tràm Gáo Giồng rộng 1.500 hecta, bên cạnh trồng rừng và khai thác, nơi đây còn kết hợp du lịch sinh thái. Mùa nước nổi, rừng tràm Gáo Giồng có hơn 100 loài chim về trú ngụ, làm tổ.
Ông Huỳnh Thanh Hiền, Trưởng BQL Rừng tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp: "Mùa này các loài chim về rừng tràm Gáo Giồng đông nhất, vườn chim hiện nay mở rộng ra trên khoảng 30ha. Tạm tính trên 100 ngàn cá thể.
Ông Dương Văn Nhái Anh, Đội trưởng Đội Bảo vệ rừng tràm Gáo Giồng số 1, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp: “Mùa nước các loài chim về nhiều do nguồn thức ăn cá con rất là nhiều. Nhiều nhất là loài cò ốc, nhì nữa là loại vạc, thứ ba nhan điểng, bốn là cồng cộc. Ở Gáo Giồng buổi sáng chim xuất phát đi rất là đông, các loài chim bay ra các cánh đồng tìm thức ăn.”
Ước tính có hàng chục ngàn con cò ốc hay còn gọi là cò nhạn chọn Gáo Giồng làm nơi sinh sản. Sau khi tìm được nhánh cây vừa ý, chúng sẽ bẻ đem về tổ và sắp xếp lại cho chắc chắn. Mặc dù loài chim quý hiếm này nằm trong sách đỏ Việt Nam nhưng du khách lại có thể dễ dàng nhìn thấy chúng tại Gáo Giồng.
Ông Dương Văn Nhái Anh: “Loài cò ốc giúp cho bà con nông dân rất là nhiều. Vì nó ăn ốc bươu vàng ở trên ruộng. Mỏ rất là to để bắt ốc. Loài cò ốc có một tiếng kêu rất thu hút khách.”
Chim điêng điểng còn gọi là chim cổ rắn hay nhan điển, toàn thân màu đen ánh xanh, mỏ dài và nhọn, bàn chân ngắn có màng bơi như chân vịt. Chúng kiếm ăn trên kênh rạch, thích phơi nắng trên cây ven bờ nước hoặc rừng tràm.
Ông Dương Văn Nhái Anh: “Nhan điểng mùa nước chỉ cư trú thôi chứ không sinh sản. Nó lặn dưới nước bắt cá, làm tổ theo những cây tràm to, quân bình mỗi tổ đẻ 4 con. Chim sinh sản 1-2 mùa có ảnh hưởng số cây bị chết, ở rừng có giậm vá trồng lại tạo điều kiện cho các loài chim về cư trú và sinh sản."
Gáo Giồng cách TP. Hồ Chí Minh 145km, là điểm tham quan giúp du khách có thể tận hưởng không gian sinh thái yên bình, trù phú ở vùng Đồng Tháp Mười, đặc biệt vào mùa nước nổi như hiện nay.
Cùng chuyên mục
Trò chuyện cùng đại diện Việt Nam trước chung kết Mr World 2024
Tối nay, đêm chung kết cuộc thi Nam vương thế giới (Mr World 2024) sẽ chính thức diễn ra tại NovaWorld Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đại diện Việt Nam ...
thứ bảy, 23/11/2024
TP. HCM rộn ràng đón Giáng sinh sớm
Cứ dịp này hàng năm là các tuyến phố chính ở TP.HCM lại ngập tràn sắc màu. Năm nay, diện mạo lễ hội còn đến sớm hơn, khi đa số các địa điểm nổi tiếng ...
thứ bảy, 23/11/2024
Virus H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
Một ca nhiễm cúm gia cầm mới tại Canada đang khiến giới khoa học lo lắng khi virus cúm gia cầm H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người. Bệnh nhân là một ...
thứ bảy, 23/11/2024
Nam Phi phân loại ngộ độc thực phẩm là “thảm họa quốc gia”
Chính phủ Nam Phi vừa tuyên bố tình trạng gia tăng số ca ngộ độc thực phẩm dẫn tới cấp cứu và tử vong trong thời gian gần đây là "thảm họa quốc gia".
thứ bảy, 23/11/2024
Tăng cường chăm sóc sức khỏe miễn phí cho cộng đồng
Đưa dịch vụ y tế, thăm khám, chăm sóc sức khỏe tới nhiều người dân hơn, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp người dân "sống khỏe mỗi n ...
thứ bảy, 23/11/2024
Tiếp nối tinh thần tiếng mõ Nam Lân, Nam Kỳ Khởi nghĩa
Ngày này 84 năm trước 23/11/1940, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện khi 18 tỉnh, thành Nam bộ nhất loạt nổi dậy giành chính quyền từ thực dân P ...
thứ bảy, 23/11/2024