Pakistan: Mùa mưa dài làm tảo hôn tăng
VTV9.vtv.vn - Tại Pakistan, mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Nhưng do biến đổi khí hậu, mùa mưa đang ngày càng kéo dài hơn, làm tăng nguy cơ lũ lụt, lở đất và thiệt hại mùa màng. Và còn một hệ quả khác mà không phải ai cũng biết tới, mùa mưa dài hơn còn làm gia tăng tình trạng tảo hôn ở quốc gia Nam Á này.
Mùa mưa đến ở Pakistan, dường như cũng báo hiệu mùa cưới bắt đầu.
Shamila 14 tuổi và em gái Amina 13 tuổi kết hôn.
Với nhiều gia đình, gả con gái sớm họ sẽ có một khoản tiền xoay sở sau những thiệt hại do mưa bão gây ra, có thể là đóng lại chiếc thuyền hay sửa lại cái nhà đã bị hư hại. Còn con gái họ cũng có cơ may thoát khỏi cuộc sống khó khăn. Tuy nhiên, người tính nhiều khi không được như ý.
Cô Najama Ali, kết hôn năm 14 tuổi: “Nhà tôi sụp đổ do lũ lụt, tất cả các con vật đều chết. Gia đình không còn gì, vì thế tôi phải lấy chồng. Chồng tôi đưa cho bố mẹ tôi 250 ngàn rupee để tổ chức lễ cưới. Nhưng khoản tiền đó là do anh ấy đi vay, đến giờ chúng tôi không có cách nào trả được nợ.”
Cách đây 2 năm đã xảy ra 1 trận lũ lụt chưa từng thấy ở Pakistan. Hơn 1.700 người thiệt mạng, 1/3 đất nước chìm trong biển nước, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa, mùa màng mất trắng. Nhiều ngôi làng ở vành đai nông nghiệp Sindh vẫn chưa thể phục hồi sau trận lụt kinh hoàng này, trong khi tình trạng tảo hôn lại có xu hướng tăng đột biến.
Bà Mai Hajani (65 tuổi): “Trước trận lụt năm 2022, chúng tôi cho con kết hôn muộn hơn, nhưng bây giờ, chúng phải lấy chồng sớm hơn, nhờ đó gánh nặng sẽ giảm bớt phần nào.”
Ông Mashooque Birhmani, Tổ chức Sujag Sansar: "Nếu chúng ta nhìn vào các con số, xem xét tác động của biến đổi khí hậu, thì trong ngôi làng chỉ với 250 gia đình này, từ đầu năm đến nay đã có 45 đám cưới.
Tảo hôn là tình trạng phổ biến tại một số vùng ở Pakistan. Độ tuổi kết hôn hợp pháp là 16, 18 tuổi tùy từng vùng, nhưng vì hoàn cảnh nhiều khi nó bị phớt lờ.
Mehtab, 12 tuổi. Bố mẹ định cho cô kết hôn khi gia đình họ đang phải di dời do lũ lụt. Tuy nhiên, nhờ sự can thiệp của tổ chức phi chính phủ Sujag Sansar, đám cưới đã không được tiến hành. Còn Mehtab thì được học nghề may.
Em Mehtab Ali Sheikh: “Nhìn những cô gái kết hôn sớm xung quanh, cuộc sống rất khó khăn. Cháu không muốn mình như thế. Cháu muốn được đi học rồi mới kết hôn.”
Tuy nhiên, khi những hạt mưa bắt đầu rơi xuống, cô gái lại thấp thỏm lo sợ, đám cưới đã hứa cũng sẽ đến theo cùng những cơn mưa.
Cùng chuyên mục
Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
10 tháng năm nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản đã mang về hơn 51,7 tỷ USD - tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc ...
thứ sáu, 15/11/2024
Doanh nghiệp được vay đến 200 tỷ đồng, lãi suất 0%
Các doanh nghiệp có dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sẽ được TP. Hồ Chí Minh ưu tiên cho vay lên tới 200 tỷ đồng/dự án với lãi suất 0%, tập tru ...
thứ sáu, 15/11/2024
Dự án quang điện ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc
Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc cho biết dự án quang điện ngoài khơi công suất một triệu kilowatt đầu tiên của nước này đã được kết nối thành công vào ...
thứ sáu, 15/11/2024
Canada dừng kế hoạch hợp pháp hóa người di cư không giấy tờ
Chính phủ Canada đã quyết định không triển khai kế hoạch cấp quyền thường trú cho những người di cư không giấy tờ trước cuộc bầu cử tới.
thứ sáu, 15/11/2024
Washington DC tăng cường an ninh cho lễ nhậm chức Tổng thống
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1/2025 tại thủ đô Washington DC
thứ sáu, 15/11/2024
TP. Hồ Chí Minh: Kỳ vọng lan tỏa nghệ thuật kịch nói đến đông đảo công chúng
Liên hoan sân khấu TP. Hồ Chí Minh lần 1 năm 2024 với chủ đề "Khát vọng phương Nam" đang diễn ra, nhận được sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và khán g ...
thứ sáu, 15/11/2024