Sáng tạo làm giàu nhạc cụ văn hóa Raglai
VTV9.vtv.vn - Với tâm huyết, đam mê, và nặng lòng với văn hóa dân tộc, nhiều nghệ nhân đồng bào Raglai không chỉ đóng vai trò truyền lửa, gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc mình, mà còn chế tác, phục dựng được nhiều loại nhạc cụ, thanh âm thất truyền và sáng tạo ra những loại nhạc cụ, thanh âm mới.
Vẫn là cây đàn Chapi, nhưng đàn Chapi mới được nghệ nhân Cao Dy chế tác lại có kiểu dáng, hình thù khác lạ. Thân dài hơn, dây to hơn, nút nhạc nhiều hơn, đặc biệt, thanh âm của cây đàn Chapi được nghệ nhân Cao Dy cách tân cũng vang hơn đàn Chapi truyền thống.

Nghệ nhân Cao Dy - Xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa: “Cái tăng âm là nó nằm ở đây, đặc biệt làm rất là dễ, mình chỉ cần chặt một cái cây, cây cỡ này cũng có thể làm được đàn Charpi, cây cỡ này, ngắn cũng được, chủ yếu ở cái chất liệu âm thôi, một cây nhỏ hay cây to không quan trọng. Âm trầm, âm cao nó nằm ở đây, tăng âm ghép lên cho âm nó cao lên cái dây nó sẽ bung lên, dây căng cái tiếng nó sẽ thanh hơn”.
Đồng bào Raglai thường gửi tình cảm của mình vào đàn Chapi để bày tỏ cảm xúc với đồng bào, tổ tiên, trời đất. Bởi vậy, tiếng đàn Chapi được xem là sợi dây kết nối tình cảm, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Raglai.
Chị Cao Thị Vũ Thuỳ - Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa: “Cái cây đàn Chapi như là một cái linh hồn đối với người đồng bào Raglai của em, nó thiêng liêng lắm. Là người Raglai em thật sự rất là thích và yêu cái cây đàn Chapi”.
Đến nay, các nghệ nhân trong đồng bào Raglai đã nghiên cứu, sưu tầm, chế tác, phục dựng được nhiều loại nhạc cụ mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đặc biệt, ngay cả những âm điệu cổ bị thất truyền của đàn Chapi, Khèn bầu, Kèn sừng trâu, Trống đất, Mã La… cũng đang dần được khôi phục và bảo tồn.

PGS.TS. Phan Quốc Anh - Nhà nghiên cứu văn hóa: “Những năm gần đây huyện Bác Ái đã làm rất tốt cái việc là phục chế cũng như là tôn vinh các nghệ nhân chế tác đàn Chapi và cũng như là nhạc sĩ Trần Tiến đã viết là Chapi chính là tâm hồn của người Raglai, đối trong âm nhạc truyền thống của người Raglai. Hiện nay có lẽ là chúng ta cũng cần nâng cao về âm thanh cũng như chất liệu để trở thành cái nhạc cụ biểu diễn chung cho cả cộng đồng”.
Tâm huyết, thầm lặng cống hiến, các nghệ nhân trong đồng bào Raglai chính là những người truyền lửa, lan tỏa cảm xúc mãnh liệt của văn hóa Raglai. Qua đó, giúp cho thế hệ trẻ trong đồng bào Raglai hiểu và trân quý cội nguồn văn hóa dân tộc, giúp cho những thanh âm ngọt ngào của văn hóa Raglai sống mãi với thời gian.
Cùng chuyên mục
TP. Hồ Chí Minh tăng cường hiệu quả của các tổ liên gia PCCC
Vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng tại cư xá Độc Lập, thêm lần nữa là hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của cháy nổ tại các khu dân cư đông đúc, ...
thứ tư, 9/7/2025
Trầm cảm vì áp lực điểm số
Vừa qua, có một nữ sinh lớp 9 đã nhảy xuống sông tử tự, và không qua khỏi, khi biết mình không đậu vào ngôi trường yêu thích trong kỳ thi vào lớp 10. ...
thứ tư, 9/7/2025
Gama - Dục tốc bất bại: Khi “thần may mắn” bị… dội gáo nước lạnh!
Trong một khoảnh khắc thú vị tại chương trình GAMA – Dục Tốc Bất Bại, Jongrak Choi tự tin khẳng định: “Tôi là may mắn, may mắn là tôi!” – lời tuyên bố ...
thứ tư, 9/7/2025
TP. Hồ Chí Minh quyết liệt đấu tranh chống tội phạm ma túy
Mới đây, hàng trăm cán bộ chiến sĩ Công an TP. Hồ Chí Minh đồng loạt ập vào kiểm tra 3 quán bar ở phường Đông Hòa, An Phú (tỉnh Bình Dương cũ) và phườ ...
thứ tư, 9/7/2025
Hợp luyện chuẩn bị lễ kỷ niệm quốc khánh 2/7
Nhìn những hình ảnh bước chân đều tăm tắp, dứt khoát và đầy khí thế của các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang rộn ràng trên các thao trường, quả ...
thứ tư, 9/7/2025
Dự báo thời tiết Sáng (09/7/2025)
thứ tư, 9/7/2025