TP. Hồ Chí Minh lãng phí mặt bằng trên đất vàng
VTV9.vtv.vn - Ngay giữa trung tâm quận 1 TP. HCM, nơi được mệnh danh tấc đất tấc vàng, có những lô đất ở những vị trí đắc địa có giá trị hàng ngàn tỷ đồng, chưa được triển khai xây dựng. Thậm chí có những khu đất đang bị bỏ hoang gần một thập kỷ qua, gây lãng phí, thất thoát tài sản công.
Nằm giữa trung tâm Thành phố, ở ngay góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ, khu đất 9000 m2 này từng là Thương xá TAX - Trung tâm thương mại lớn, lâu đời của TP. Hồ Chí Minh. Nhưng sau khi bị phá dỡ vào năm 2016 để xây một trung tâm thương mại khác, đây chỉ là bãi đất trống.
Nếu tính theo giá đất TP.HCM vừa mới ban hành, giá đất ở khu vực trung tâm có giá là 687 triệu đồng/m2, nghĩa là khu đất này đang có giá 6.183 tỷ đồng. Đó là giá mới tiệm cận khoảng 50% giá thị trường. Còn nếu tính theo giá thị trường thì đây quả là một núi tiền, thế nhưng đang bị đắp chiếu này yên gần 1 thập kỷ qua.
Cũng nằm giữa trung tâm thành phố, Khu đất số 8 -12 Lê Duẩn này có diện tích 5.290m2, 3 mặt tiền đường được quy hoạch sử dụng đất là đất văn phòng. Thế nhưng từ nhiều năm nay khu đất này đang bị rào tôn, nằm yên, bất động.
Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường: “Vị trí này đang dính án, tức là trước đây chúng ta dính một vụ án là bán đất không qua đấu thầu, nên trong quá trình xử lý chúng ta chưa xử lý thu hồi được miếng đất này, bởi vì khi chúng ta bán chúng ta đã sang tên đổi chủ hết rồi”.
Chỉ riêng tại Quận 1, địa bàn trung tâm của TP.HCM đang có tới 14 khu đất vàng đang bị bỏ trống. Lớn nhất lên tới 9.000m2, nhỏ nhất cũng hơn 2.000m2. Trong đó có 2 khu đất bị vướng vào các vụ án.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chuyên gia Kinh tế, Đại học Fulbright Việt Nam: “Khi những tài sản không được đưa vào khai thác sử dụng, để hoang, để lãng phí như thế thì tài sản đó không được vốn hóa, không trở thành nguồn lực phát triển cho chúng ta. Nếu tài sản đó được đưa vào sử dụng thì chắc chắn là nhà nước có một cái nguồn thu ngân sách rất là đáng kể.”
UBND TP.HCM cũng vừa yêu cầu tập trung rà soát 5 nhóm công trình, dự án. Yêu cầu các cơ quan đầu mối phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để được hướng dẫn hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, sẽ xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài. Đồng thời, kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, chậm trễ,.. trong giải quyết các vấn đề liên quan để các dự án, công trình chậm tiến độ, kéo dài, lãng phí nguồn lực.
Cùng chuyên mục
Trò chuyện cùng đại diện Việt Nam trước chung kết Mr World 2024
Tối nay, đêm chung kết cuộc thi Nam vương thế giới (Mr World 2024) sẽ chính thức diễn ra tại NovaWorld Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đại diện Việt Nam ...
thứ bảy, 23/11/2024
TP. HCM rộn ràng đón Giáng sinh sớm
Cứ dịp này hàng năm là các tuyến phố chính ở TP.HCM lại ngập tràn sắc màu. Năm nay, diện mạo lễ hội còn đến sớm hơn, khi đa số các địa điểm nổi tiếng ...
thứ bảy, 23/11/2024
Virus H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
Một ca nhiễm cúm gia cầm mới tại Canada đang khiến giới khoa học lo lắng khi virus cúm gia cầm H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người. Bệnh nhân là một ...
thứ bảy, 23/11/2024
Nam Phi phân loại ngộ độc thực phẩm là “thảm họa quốc gia”
Chính phủ Nam Phi vừa tuyên bố tình trạng gia tăng số ca ngộ độc thực phẩm dẫn tới cấp cứu và tử vong trong thời gian gần đây là "thảm họa quốc gia".
thứ bảy, 23/11/2024
Tăng cường chăm sóc sức khỏe miễn phí cho cộng đồng
Đưa dịch vụ y tế, thăm khám, chăm sóc sức khỏe tới nhiều người dân hơn, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp người dân "sống khỏe mỗi n ...
thứ bảy, 23/11/2024
Tiếp nối tinh thần tiếng mõ Nam Lân, Nam Kỳ Khởi nghĩa
Ngày này 84 năm trước 23/11/1940, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện khi 18 tỉnh, thành Nam bộ nhất loạt nổi dậy giành chính quyền từ thực dân P ...
thứ bảy, 23/11/2024