Tọa đàm: Nâng tầm giá trị hàng Việt từ chuỗi liên kết
VTV9.vtv.vn - Hơn 2 năm nỗ lực vượt qua những khó khăn, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 các doanh nghiệp sản xuất, phân phối đang hoạt động rất tích cực, nỗ lực tạo chuỗi liên kết, hình thành mối quan hệ hợp tác, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giới thiệu sản phẩm có chất lượng đến với người tiêu dùng tiếp cận với thị trường mới
Trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao, việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất phân phối, sẽ góp phần quan trọng, ổn định giá thành sản phẩm dịch vụ góp phần bình ổn thị trường
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhiều chương trình kết nối giao thương tạo chuỗi liên kết đưa hàng Việt đến người tiêu dùng đã được triển khai. Qua hoạt động này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm thế mạnh đặc trưng của địa phương mà còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội kết nối không chỉ với thị trường trong nước mà cả xuất khẩu qua đó góp phần nâng cao giá trị hàng Việt và nâng tầm giá trị hàng Việt từ chuỗi liên kết
Chặng đường nỗ lực của doanh nghiệp sản xuất tạo chuỗi liên kết đưa hàng Việt đến người tiêu dùng trong thời gian gần đây
Theo Vụ Thị trường trong nước, Bộ công thương, trên 90% hàng Việt “phủ sóng” trên các kệ phân phối hiện đại, 70% doanh nghiệp tham gia phong trào “hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình bình ổn thị trường đã mang tính lan tỏa, năm 2022 có 39 doanh nghiệp tham gia nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Trong đó, mặt hàng như gạo tăng 27%, đường tăng 56 %, dầu ăn tăng 101%, thịt gia cầm tăng 2%, trứng gia cầm tăng 6% thực phẩm chế biến tăng 31%, gia vị tăng gấp 5 lần, lương thực khô tăng gấp 8 lần
Tổng doanh thu hàng hóa bình ổn thị trường, niên hạn 2021-2022 đạt hơn 17.380 tỷ đồng, trong đó nhóm lương thực, thực phẩm đạt 16.298,1 tỷ đồng, tương đương chương trình năm 2020-2021. Chương trình bình ổn thị trường trở thành bệ đỡ cho doanh nghiệp, cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, hướng đến chuyên nghiệp hóa từ khâu quản lý đến sản xuất và cung ứng nâng cao thương hiệu hàng Việt, mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Cùng chuyên mục
Đền bù chưa thỏa đáng, người nuôi bò gặp khó
Liên quan đến vụ việc đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị bệnh và chết do tiêm vắc xin viêm da nổi cục Navet-LPvac, đến thời điểm này, phần lớn c ...
thứ năm, 21/11/2024
Người nuôi lỗ nặng vì khó tiêu thụ tôm hùm cỡ lớn
Từ đầu tháng 10 cho tới nay, bà con tại Nam Trung Bộ đang chật vật tìm đầu ra cho hàng ngàn tấn tôm hùm cỡ lớn. Thị trường chính của Việt Nam là Trung ...
thứ năm, 21/11/2024
Sản xuất theo hướng hữu cơ để phục vụ thị trường Tết
Mùa Tết cũng được xem là cơ hội vàng cho tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm theo xu hướn ...
thứ năm, 21/11/2024
Tour Tết trong nước bị "quay lưng" vì giá vé máy bay cao
Giá vé máy bay dịp Tết Âm lịch đã tăng gấp đôi so với ngày thường và tăng 15% so với năm ngoái, khiến các tour du lịch nội địa Tết 2025 dần mất đi sức ...
thứ năm, 21/11/2024
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất tiết kiệm
Thị trường tiền gửi đang chứng kiến một làn sóng tăng lãi suất mới. Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn nhằm thu hút dòng tiền, với m ...
thứ năm, 21/11/2024
Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại
Tại Pháp, Bộ Văn hóa nước này vừa thông báo Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào tháng 12 tới đây, 5 năm sau vụ hỏa hoạn thảm khốc vào tháng 4/2 ...
thứ năm, 21/11/2024