Ngộ độc so biển - vì sao khó phòng tránh?

VTV9.vtv.vn - Có đến 2 vụ ngộ độc so biển xảy ra trong tháng 6, ghi nhận ở Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Rất may, các nạn nhân được cấp cứu kịp thời, nhưng những gì xảy ra khiến nhiều người lo lắng. So biển có chứa độc tố, nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với con sam - không có độc tố. Và đây thực sự là nhầm lẫn chết người.
Ngày 23 tháng 6 vừa qua, tại Quảng Ninh, một người đàn ông 55 tuổi nhập viện trong tình trạng tê liệt tứ chi. Gia đình cho biết: bệnh nhân đã ăn một con so biển trước đó khoảng 12 h.
Còn vào ngày 10 tháng 6, Bệnh viện Nhân dân 115,Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã cấp cứu một ca ngộ độc do ăn so biển. Khoảng 30 phút sau khi ăn, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng tê môi, cứng hàm, tê lưỡi, yếu tay chân và suy hô hấp.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra ngộ độc so biển. Những năm qua, tại một số địa phương, cơ quan y tế ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc so biển. Thậm chí có vụ ngộ độc dẫn đến chết người. Tất cà đều do ăn so biển mà cứ nghĩ là ăn con sam.

Tiến sĩ Lê Hồ Khánh Hỷ, Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: “So biển chứa độc tố thần kinh tetrodotoxin, không bị phân hủy dù nung nấu nhiệt”.
Tại nhiều vùng biển, ngư dân làm nghề lưới cho biết: thi thoảng họ bắt được con sam, con so. Con sam ăn khá ngon nên lâu nay, nhiều người rất thích. Tuy nhiên, để phân biệt giữa con sam- ăn được và con so - không ăn được thì rất khó.
Bà Ngô Thị Thanh Tuyền, Phường Nam Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa: “Mới nhìn rất giống, nhưng con so biển thì ngộ độc, sam thì không, không nhìn kỹ thì khó phân biệt”.
Theo các nhà khoa học: sam là một họ sinh vật biển, trên thế giới có 4 loài. Trong 4 loài chỉ có một loài độc, thường gọi là con so. 3 loài còn lại không độc, được gọi là con sam. Câu hỏi chung của nhiều người là làm sao để tránh nhầm lẫn giữa con so với con sam?

Tiến sĩ Lê Hồ Khánh Hỷ, Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: “Thông thường dựa vào cái đuôi. Cắt tiết diện cái đuôi ra, tiết diện đuôi con so hình tròn, con sam thì hình tam giác. Con sam khi trưởng thành lớn hơn rất nhiều so với con so”.
Cũng giống như cá nóc, mực đốm xanh, cua mặt quỷ, những hải sản chứa độc tố như con so được cho như là kẻ sát nhân ở vùng biển. Các nhà khoa học lưu ý: một khi khó nhận diện đâu là con so, đâu là con sam thì tốt nhất là không nên ăn loại hải sản này.
Cùng chuyên mục
Cảnh báo giả danh đăng kiểm lừa đổi tem kiểm định
Liên tiếp nhiều vụ tai nạn xảy ra mà nguyên nhân được xác định có liên quan đến ý thức kém của người điều khiển hoặc do phương tiện không đảm bảo điều ...
thứ năm, 3/7/2025
Cuộc đua thời trang Việt: Không chỉ là sản phẩm mà là trải nghiệm
Giờ không chỉ cần mặc đẹp mà phải "chất", phải khác biệt nữa mới có thể giữ chân người tiêu dùng. Với quy mô dự kiến đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2025, ngàn ...
thứ năm, 3/7/2025
Dự báo thời tiết (02/7/2025)
thứ tư, 2/7/2025
Gama - Dục tốc bất bại: Trần Anh Huy “than trời” vì làm MC mà như đi… chăn trẻ
Trong tập mới nhất của Gama - Dục Tốc Bất Bại, MC Trần Anh Huy đã có một phen "toát mồ hôi" khi liên tục phải nhắc nhở, “cầm trịch” dàn thí sinh quá t ...
thứ tư, 2/7/2025
Khi ví điện tử thành phương tiện thanh toán từ 1/7
Theo thông tư 40 của Ngân hàng Nhà Nước, từ ngày 1/7, ví điện tử trở thành phương tiện thanh toán, tương đương như tiền mặt, tài khoản ngân hàng hay t ...
thứ tư, 2/7/2025
Ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ làm thủ tục hành chính
TP. Hồ Chí Minh cũng đã chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7. Một trong những điểm nhấn cho thấy sự thay đổi mạnh mẽ l ...
thứ tư, 2/7/2025