Cuộc đua thời trang Việt: Không chỉ là sản phẩm mà là trải nghiệm

 
Cuộc đua thời trang Việt: Không chỉ là sản phẩm mà là trải nghiệm

VTV9.vtv.vn - Giờ không chỉ cần mặc đẹp mà phải "chất", phải khác biệt nữa mới có thể giữ chân người tiêu dùng. Với quy mô dự kiến đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2025, ngành thời trang Việt đang là cuộc đua thật sự, không chỉ về sản phẩm mà còn về trải nghiệm, bản sắc và cảm xúc! Vậy các thương hiệu đang làm gì để giữ chân khách hàng trong cuộc đua khốc liệt này?

Sau thời gian bùng nổ mua sắm online, người tiêu dùng đang dần quay trở lại các cửa hàng truyền thống. vì vậy doanh nghiệp này không ngại ngần đã đầu tư không gian trải nghiệm với việc mở mặt bằng lên tới 1.000 m2.

0307-Biet gi chua- .00_21_17_06.Still732.jpg
Bà Lê Thị Minh Mẫn - Quản lý Truyền thông thương hiệu Routine

Bà Lê Thị Minh Mẫn - Quản lý Truyền thông thương hiệu Routine: “Đối với tệp khách hàng của Routine vẫn thích trải nghiệm ở cửa hàng. Mình cũng mong muốn không chỉ là một thương hiệu thời trang mà mong muốn còn trở thành một người bạn, được trở thành một cái lifestyle, một thương hiệu thời trang kết hợp với lifestyle”.

Trong khi đó, các thương hiệu thời trang quốc tế cũng đã coi thị trường tiêu dùng Việt Nam là thị trường chiến lược. Không chỉ mở rộng hệ thống, họ còn đầu tư vào yếu tố bản địa hoá. Từ thiết kế các hình ảnh về văn hóa Việt đến đến chiến dịch tiếp thị, nhằm tạo sự gắn kết với người tiêu dùng.

0307-Biet gi chua- .00_21_38_16.Still730.jpg
Ông Akiyama Naoki - Tổng Giám đốc UNIQLO Việt Nam

Ông Akiyama Naoki - Tổng Giám đốc UNIQLO Việt Nam: “Phương châm của chúng tôi là vận hành hài hòa cùng sự phát triển của địa phương. Do đó, chúng tôi muốn trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của người dân cùng nỗ lực gìn giữ và lan tỏa những giá trị truyền thống của địa phương”.

0307-Biet gi chua- .00_21_58_05.Still733.jpg
Ông Mohammad Mudasser - Giám đốc dịch vụ Quản lý vốn lưu động, Công ty PwC Việt Nam

Ông Mohammad Mudasser - Giám đốc dịch vụ Quản lý vốn lưu động, Công ty PwC Việt Nam: “Thách thức lớn nhất hiện nay với doanh nghiệp là tạo ra nhu cầu. Để giải quyết những thách thức này, doanh nghiệp nên tập trung vào nâng cao giá trị sản phẩm đối với khách hàng  đặc biệt là tính bền vững của sản phẩm…Và tăng trải nghiệm”.

Với đà tăng trưởng 910% mỗi năm cùng quy mô thị trường hơn 100 triệu dân. Thị trường thời trang trong nước dự báo sẽ vẫn nhộn nhịp. Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, người mua không chỉ quan tâm một món đồ, mà đang tìm kiếm trải nghiệm toàn diện  từ giá trị thương hiệu, thiết kế, sự tiện lợi đến yếu tố bền vững.

 

 

 

Share:

Cùng chuyên mục