Thời sự: Toàn cảnh 24h (18/7/2025)

VTV9.vtv.vn - Hơn 100 đại học công bố học phí năm 2025; Bắt buộc dùng xăng E10 từ ngày 1-1-2026; Đột phá công nghệ in xương 3D bằng A.I
Hơn 100 đại học công bố học phí năm 2025
Tính đến này, đã có hơn 100 trường đại học công bố mức học phí năm học 2025-2026, trong đó, có ngành học lên tới hơn 150 triệu đồng mỗi năm. Mức thu khác biệt rõ giữa các ngành và chương trình đào tạo, đặc biệt tại các trường tự chủ.
Hiện đã có 104 trường đại học trên cả nước công bố học phí năm học 2025-2026, dao động phổ biến từ 15 đến 40 triệu đồng/năm. Ngành có mức học phí cao nhất là Răng - Hàm - Mặt tại Đại học Gia Định, lên tới 170 triệu đồng/năm. Thấp nhất là Đại học Tân Trào với mức gần 10 triệu đồng. Học phí năm nay tăng nhẹ theo điều chỉnh của Nghị định 81 và 97.
Riêng tại các trường tự chủ, mức thu có thể cao gấp 2,5 lần trần quy định - nhất là ở các chương trình chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng Anh hoặc liên kết quốc tế.
Bắt buộc dùng xăng E10 từ ngày 1-1-2026
Từ đầu năm sau, xăng sinh học E10 sẽ được đưa vào sử dụng bắt buộc trên toàn quốc - theo đề xuất của Bộ Công Thương, nhằm thúc đẩy tiêu dùng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.
Hiện Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo thay thế Quyết định 53, đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, phối trộn và phân phối xăng E10 - bao gồm ưu đãi thuế, phí môi trường và đầu tư hạ tầng.
Các doanh nghiệp chiếm hơn 75% thị phần như Petrolimex, PVOil và Mipec cho biết đã sẵn sàng về nguồn cung và trụ bơm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kiến nghị cần có giai đoạn thí điểm và điều chỉnh quy chuẩn kỹ thuật - để đảm bảo chất lượng nhiên liệu và quyền lợi người tiêu dùng.
Đột phá công nghệ in xương 3D bằng A.I
Một công nghệ mới vừa được giới thiệu tại Hồng Kông, Trung Quốc có thể giúp bệnh nhân giảm đáng kể lượng phóng xạ khi chụp X-quang. Công nghệ này sử dụng trí tuệ nhân tạo để tái tạo hình ảnh xương 3D nhanh chóng và chính xác.
Các nhà khoa học đã phát triển công nghệ A.I có thể tạo mô hình xương 3D chỉ từ vài ảnh X-quang, thay vì phải chụp CT như trước đây. Công nghệ này chỉ mất 30 giây để xử lý, với độ sai lệch chưa đến 1mm, giúp giảm tới 99% lượng phóng xạ mà bệnh nhân phải tiếp xúc.
Hệ thống cũng có thể thiết kế các bộ phận cấy ghép riêng biệt bằng công nghệ in 3D. Dự kiến, công nghệ sẽ được thử nghiệm tại các bệnh viện công ở Hồng Kông vào cuối năm nay.
Cùng chuyên mục
Alo V9 (18/7/20250: Bức xúc vì bị thu thập chữ ký trái ý
Chữ ký là thông tin cá nhân quan trọng, nếu bị giả mạo có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Với nỗi băn khoăn này, một khán giả tại Phường Chợ Quán, TP. ...
thứ sáu, 18/7/2025
Alo Doctor (18/7/2025): Thêm 1 ca can thiệp thành công tại Việt Nam
Thêm 1 bé chào đời khỏe mạnh nhờ can thiệp bào thai. Đây là cũng là ca can thiệp bào thai thứ 8 thành công tại Bệnh viện Từ Dũ.
thứ sáu, 18/7/2025
Thời sự: Biết gì chưa (18/7/2025)
Ngày quốc tế Nelson Mandela - Ngày cuối cùng xét công nhận tốt nghiệp THPT - Bắt nghi phạm nổ súng, bắn tử vong người đàn ông ở Đồng Nai.
thứ sáu, 18/7/2025
Thời sự: Toàn cảnh 24h (17/7/2025)
Báo động nạn trộm bóng đèn chong thanh long; Nhóm nhạc khiếm thính chinh phục khán giả với sự hỗ trợ của A.I; Nhiều người có tiền án trong 45 công dân ...
thứ năm, 17/7/2025
Thời sự: Toàn cảnh 24h (17/7/2025)
Lộ trình chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện của TP. Hồ Chí Minh; Tây Ninh tiếp nhận 45 công dân từ Campuchia; Robot A.I ra mắt Chân dung Vua Char ...
thứ năm, 17/7/2025
Alo Doctor (17/7/2025): Nhiễm khí độc trong ô tô, 2 trẻ nhỏ bị co giật, mất ý thức
Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình vừa cấp cứu cho hai bệnh nhi là anh em ruột một bé 7 tuổi và một bé mới 11 tháng tuổi. Cả hai nhập viện trong tình trạng ...
thứ năm, 17/7/2025