Đẩy mạnh mô hình liên kết theo chuỗi trong đề án 1 triệu ha lúa giảm phát thải

 
Đẩy mạnh mô hình liên kết theo chuỗi trong đề án 1 triệu ha lúa giảm phát thải

VTV9.vtv.vn - Liên kết theo chuỗi không còn là mô hình xa lạ, nhất là trong nông nghiệp bởi mang lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia. Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp đang được các địa phương gấp rút khởi động. Cũng từ đây, nông dân và doanh nghiệp đã bắt đầu hình thành những mô hình liên kết chuỗi để triển khai đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp.

Đây là buổi tổng kết và trao giấy chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa giảm phát thải. 7 HTX đầu tiên tại Kiên Giang với diện tích hơn 68 ha lúa được trồng theo mô hình canh tác ướt khô xen kẽ đã cho được hơn 300 tín chỉ carbon. Nông dân cũng đã có vụ mùa năng suất cao, giảm chi phí sản xuất. Từ cơ sở này, nông dân và doanh nghiệp tiếp tục triển khai liên kết chuỗi trồng lúa giảm phát thải trong vụ tới.

Anh Đoàn Thành Đô, HTX Tân Thuận, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang: “Thường năm theo hè thì năm nay có vụ mùa cho năng suất cao, đạt bằng năng suất so với vụ đông xuân thường năm. Thí dụ như đông xuân 1 mười 1 bảy thì năm nay hè thu bằng với vụ đông xuân mấy năm trước luôn. Thí dụ số tấn trước kia đông xuân được 40 tấn đi thì năm nay, hè thu mà được tới 40 tấn.”

TC24H-2810-20 Trần Minh Tiến.jpg
Ông Trần Minh Tiến - Tổng Giám đốc Công ty CP Net Zero Carbon

Ông Trần Minh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty CP Net Zero Carbon: “Với kết quả đạt được thì có thể rất đáng khích lệ. Bởi vì chúng tôi đã giảm chi phí sản xuất xuống được khoảng 10% và tăng sản lượng lên 20%”.

Theo các chuyên gia, từ thực tiễn quá trình khởi động đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp cho thấy, tại Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi ha lúa tham gia cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất và giá trị sản lượng tăng đồng thời thu lãi thêm từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng/ha so với canh tác thông thường. Nông dân và doanh nghiệp đang hình thành chuỗi liên kết mới, trong đó vai trò doanh nghiệp giúp nông dân yên tâm sản xuất không lo về đầu ra của sản phẩm bị ế ẩm, mất giá.

TC24H-2810-20 Trần MInh Hải.jpg
Tiến sĩ Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn

Tiến sĩ Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn: "Liên kết sản xuất chuỗi chuỗi giữa doanh nghiệp và HTX là một trong những điều tất yếu, nhất là trong đề án 1 triệu ha. Đối với các doanh nghiệp thì HTX cũng đề xuất doanh nghiệp là liên kết sản xuất theo chuỗi chứ không phải hợp đồng tiêu thụ liên kết tiêu thụ. Liên kết sản xuất theo chuỗi là doanh nghiệp phải cùng thảo luận với HTX về quy mô sản xuất, sản lượng, rồi tiêu chuẩn HTX đang làm.

TC24H-2810-20 Ngô Minh Long.jpg
Ông Ngô Minh Long - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang

Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang: “Thông qua chương trình này chúng tôi tiếp tục mời gọi doanh nghiệp có cách làm hay mới và đảm bảo yêu cầu giảm phát thải”

Hiện mô hình liên kết chuỗi trong đó doanh nghiệp hỗ trợ nông dân trồng lúa theo phương pháp ướt khô xen kẽ giảm phát thải đang được áp dụng đại trà, phổ biến kỳ vọng đến năm 2030, hình thành 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 
Share:

Cùng chuyên mục

 
 

Libya: Cuộc thi chim ưng

Người nuôi chim ưng ở Libi mới đây đã có dịp thể hiện khả năng huấn luyện chim săn mồi của mình tại Cuộc thi dành cho chim ưng lần đầu tiên được tổ ch ...