Tết trồng cây và chuyện phát triển rừng
VTV9.vtv.vn - "Mùa Xuân là Tết trồng cây". 65 năm qua, thực hiện Lời dạy của của Bác, Tết trồng cây đã trở thành truyền thống của dân tộc, qua đó bảo vệ và phát triển rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai.
Trong những ngày đầu xuân này, những người gắn bó với ngành Lâm nghiệp lại có nhiều kỳ vọng để phát triển mảng xanh cho đất nước.
Một trong những giá trị nổi bật của rừng là khả năng giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là lũ lụt và sạt lở đất, nhờ vào khả năng lưu giữ nước mưa, điều hòa dòng chảy của lớp thảm thực vật rừng. Chức năng này được thể hiện rõ ở rừng tự nhiên với cấu trúc đa tầng tán. Nó giảm dòng chảy bề mặt và tăng khả năng thấm nước vào đất so với rừng trồng. Độ che phủ cao giúp ngăn chặn một phần nước mưa, giảm thiểu nguy cơ xói mòn đất và lũ lụt, đặc biệt là ở vùng đồi núi dốc.
Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên: “Phục hồi rừng phòng hộ rừng tự nhiên để đảm bảo chức năng sinh thái. Cũng tránh tối đa trồng thuần loài đơn loài. Các địa điểm trồng 6 đến 10 loài khác nhau để tạo ra sự đa dạng”.
Thời gian tới, rừng phòng hộ sẽ phát triển theo mô hình đa tầng, đa loài nhằm tối ưu hóa các chức năng sinh thái, đặc biệt là khả năng lưu giữ nước và hạn chế xói mòn đất. Giống cây bản địa sẽ được ưu tiên lựa chọn để trồng rừng phòng hộ, nhất là những loài cây có hệ rễ phát triển mạnh, chịu được điều kiện khắc nghiệt như gió bão, mưa lớn.
Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: "Những loài cây bản địa đa tầng đa tán với những hệ sinh thái rừng này thì sẽ có tính bền vững, chống chịu cao và tính đa dạng sinh học cũng cao hơn. Đấy là những cái định hướng chính. Như vậy thì đối với những loài cây trồng bản địa sẽ được ưu tiên lựa chọn tập đoàn cây trồng rừng phòng hộ.
Với diện tích rừng sản xuất, người dân chủ yếu trồng cây đơn loài để cho hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, việc lưu giữ nước mưa kém hơn hẳn so với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ. Khuyến khích người dân chuyển sang trồng rừng gỗ lớn thay cho trồng rừng gỗ nhỏ là giải pháp cân bằng được mục tiêu kinh tế và môi trường sinh thái.
Ông Trần Quang Bảo cho biết thêm: “Rừng gỗ lớn một phần trồng để lấy gỗ nhưng một phần nữa là có giá trị phòng hộ cao hơn. Trồng rừng gỗ nhỏ thì chu kỳ khai thác ngắn nên tác động đến đất và ảnh hưởng đến môi trường.”
Hiệu quả này có thấy rõ tại những tỉnh, thành có sự đầu tư bài bản và lâu dài dành cho lâm nghiệp. Tuyên Quang là một trong những địa phương như vậy. Đây là tỉnh đứng top đầu của cả nước về diện tích rừng trồng và tỷ lệ che phủ rừng.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và khó lường hơn, vai trò của rừng đa tầng tán đang được nhìn nhận lại. Chúng như một "lá chắn" tự nhiên, không chỉ giúp lưu giữ nước mà còn ngăn ngừa lũ lụt và sạt lở đất, bảo vệ môi trường và cuộc sống của cộng đồng.
Cùng chuyên mục
Cuộc đua lạc đà không bướu
Nhằm hưởng ứng ngày "Đất ngập nước" thế giới, một cuộc đua lạc đà không bướu vừa được tổ chức trên dãy Andes của Ecuador, trong đó các tay đua đều là ...
thứ hai, 3/2/2025
Đấu giá xe đua F1 hiếm của Mercedes
Chiếc xe đua "Mũi tên bạc" hiếm hoi của Mercedes - Benz đã bán được 46,5 triệu euro (tương đương 48 triệu USD) tại một cuộc đấu giá diễn ra tại Đức.
thứ hai, 3/2/2025
Căn cứ tên lửa mới dưới lòng đất của Iran
Lực lượng Hải quân thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, vừa công bố một cơ sở tên lửa ngầm mới, ở vùng bờ biển phía Nam.
thứ hai, 3/2/2025
Nguy cơ chiến tranh thương mại qui mô lớn
Một cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn, đang có nguy cơ bùng phát khi các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Mỹ, đã gây ra hàng loạt phản ứng ...
thứ hai, 3/2/2025
Camera giao thông: Xe máy lao ra đường trước đầu ô tô
Ngày Tết, nhiều nơi đường sá vắng người. Nhưng đường vắng cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
thứ hai, 3/2/2025
Xử phạt tài xế che biển số xe máy
3 người dán, che biển số xe máy đã bị công an tỉnh Bình Phước lập biên bản, xử lý.
thứ hai, 3/2/2025