Chuyện chưa kể của một anh hùng

VTV9.vtv.vn - Những câu chuyện đặc biệt đằng sau chiến công hiển hách của những người lính cụ Hồ năm xưa vẫn luôn được nhắc nhớ đến ngày hôm nay, như một kí ức không thể nào quên. Hơn 40 năm sau ngày thống nhất đất nước, ông Võ Văn Em, bí danh Võ Tấn Hùng, Tám Em - nguyên cán bộ Trinh sát vũ trang Ban An ninh khu Sài Gòn - Gia Định, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Không phải vì hồ sơ chậm trễ - điều thường thấy với những người từng hoạt động trong lực lượng bí mật nội đô - mà vì một lý do rất riêng: một tâm nguyện âm thầm, mà ông Võ Văn Em giữ trọn từ năm 16 tuổi, khi rời quê lên đường theo cách mạng.
8 năm, 4 tháng, 24 ngày là thời gian ông Võ Văn Em bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo sau bản án tử hình trong phiên tòa năm 1967, khi tham gia trận đánh đầu tiên của lực lượng trinh sát vũ trang nội đô nhằm vào đối tượng đầu sỏ của bộ máy chính quyền Sài Gòn.
Ông Võ Văn Em, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân kể lại: “Tất cả những nơi nào hành hạ nhất, khổ sở nhất thì anh em chúng tôi đều có ở và cũng tham gia đấu tranh bảo vệ khí tiết, giữ vững phẩm chất cách mạng cho nên cũng rất nhiều cuộc đàn áp”.
Tinh thần ấy luôn là nền tảng cho mọi công việc mà ông được phân công, kể cả khi chuyển từ công tác chính quyền sang làm giám đốc công ty Vissan.

Ông Võ Văn Em, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, cho biết: “Cùng với tập thể lãnh đạo công ty Vissan đưa công ty từ một công ty bao cấp, lỗ, có lúc mất vốn trở thành một công ty tạo được thương hiệu cao, tạo được thương hiệu rất vững vàng cho ngành thương mại của mình.”
Chính vì cái guồng quay công việc ấy mà dù là người làm chính sách cho biết bao nhiêu trường hợp người có công, mãi đến năm 2010, khi đã nghỉ hưu được 4 năm, những chỉ huy năm xưa của ông hối thúc, hồ sơ mới được hoàn thành và gửi đi.

Ông Võ Văn Em, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân: “Mặc dầu hồi chiến đấu thì cứ lăn lộn chiến đấu, công tác thì cứ công tác không nghĩ cái này. Nhưng mà khi biết được Nhà nước đã giải quyết cho mình thì mình rất phấn khởi và càng tạo một cái lòng tin tưởng”.
Cũng bị giam tại nhà tù Côn Đảo đến ngày giải phóng. Ông và bà Đặng Thị Nga gặp nhau, nên duyên vợ chồng khi cùng về làm công tác chính quyền ở quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh cũ. Sau này ông sang làm kinh tế, bà vẫn miệt mài với công tác địa phương. Ông nghỉ hưu từ năm 2006, còn bà thì vừa mới hết vai trò trưởng Ban Liên lạc cựu tù Chính trị - Tù binh quận Bình Thạnh sau khi sáp nhập, nhưng nghĩa tình với đồng đội thì vẫn không ngơi nghỉ.

Bà Đặng Thị Nga, Cựu tù Côn Đảo: “Đảng, Nhà nước mình chăm lo rất tốt nhưng ngoài cái đó ra thì Ban liên lạc cũng phải hiểu hơn, biết những hoàn cảnh những đồng chí nào cần phải bổ sung thêm”.
Một hành trình nữa mà ông bà lại cùng nắm tay nhau bước tiếp đó chính là lưu lại những câu chuyện lịch sử của địa ngục trần gian một thời - Côn Đảo. Ấy cũng là cách để danh hiệu cao quý anh hùng lực lượng vũ trang tỏa sáng hơn giữa đời thường.
Cùng chuyên mục
Mô hình vừa sạc vừa nghỉ ngơi hút nhiều tài xế xe công nghệ
Trong khi chờ các nhà quản lý lên lộ trình về việc chuyển đổi xe xăng sang xe điện, nhiều nơi tại TP. Hồ Chí Minh đã có cách làm sáng tạo để giúp xe đ ...
chủ nhật, 27/7/2025
Những mô hình Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Là người lính từng trải qua bao khó khăn gian khổ, nên khi trở về đời thường cuộc sống gặp phải những gian truân vẫn không làm khuất phục ý chí của nh ...
chủ nhật, 27/7/2025
Sau sáp nhập, phí cảng biển vẫn chưa thống nhất
Từ năm 2022, TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng phí cảng biển cho hàng hoá qua cảng tại địa phương này. Container 20 feet là 2,2 triệu đồng và 40 feet là 4,4 ...
chủ nhật, 27/7/2025
Dự báo thời tiết (27/7/2025)
chủ nhật, 27/7/2025
Để hút khách đến các phố kinh doanh
Có câu "Buôn có bạn, bán có phường". Những con phố buôn bán 1 loại mặt hàng chuyên biệt như ở TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh không còn quá xa lạ. Tuy ...
chủ nhật, 27/7/2025
Dự báo thời tiết sáng (27/7/2025)
chủ nhật, 27/7/2025