Bắt nạt trực tuyến: Khi từ ngữ trở thành vũ khí sát thương!

 

VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Công nghệ đã thay đổi cách chúng ta sống, làm việc, giao tiếp. Cùng với sự bùng nổ của mạng Internet, một hình thức bắt nạt mới đã xuất hiện, đó là bắt nạt trực tuyến.

Nếu bắt nạt thông thường là dùng lời lẽ cay nghiệt, hành vi thô bạo trực tiếp, bắt nạt trực tuyến là những bình luận, tin nhắn, hình ảnh được gửi qua email, game và mạng xã hội. Hành động này có thể được thực hiện vào bất cứ khi nào và ở đâu. Theo nhận định, bắt nạt trực tuyến có thể gây tổn thương về tinh thần nghiêm trọng hơn nhiều so với bắt nạt trực diện. Theo thống kê:

- Hơn 50% người dưới 25 tuổi từng bị bắt nạt trực tuyến, 25% trong số đó bị bắt nạt nhiều lần.

- Tại Anh, cứ 10 phút lại xảy ra 1 vụ tấn công, bắt nạt trên mạng. Khảo sát của Tổ chức chống nạn bắt nạt Ditch the Label của Anh cho thấy, có 42% người đã bị bắt nạt trên Instagram, 37% trên Facebook và 31 ở Snapchat.

- Tại Đức, có tới 1/4 thanh thiếu niên là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.

- Tại Mỹ, gần 37% các sinh viên nữ tiết lộ đã trải qua lạm dụng trực tuyến ít nhất một lần trong đời. 10% thừa nhận từng bắt nạt người khác.

- Một cuộc khảo sát 3.000 sinh viên tại các nước châu Á cho thấy, hơn 48% đã bị đăng những video xấu hổ lên mạng và 47% là nạn nhân của ngôn từ kích động thù địch.

- Chỉ 1/10 nạn nhân sẽ thông báo cho phụ huynh về việc mình bị bắt nạt.

- Gần 1/4 số nạn nhân bắt nạt có ý định tự tử, trong đó có 10% đã cố gắng tự kết liễu đời mình.

Một trong những lý do khiến số vụ bắt nạt trực tuyến tăng là vì ngày càng có nhiều người nghiện Internet. Ngược lại với bắt nạt trực diện sẽ đối diện với bị hại, bắt nạt trực tuyến dễ dàng hơn vì núp sau màn hình ẩn danh. Những hình thức bắt nạt trực tuyến gồm: gửi tin nhắn có nội dung xấu, tin nhắn quấy rối tới máy tính hoặc điện thoại một ai đó; phát tán  tin đồn, đăng tải bình luận xúc phạm và làm nhục họ; chỉnh sửa ảnh hình, video riêng tư của họ rồi lan truyền qua mạng; lấy trộm thông tin cá nhân của ai đó rồi vào tài khoản của họ để phá hoại hoặc đăng tải thông điệp gây hại, làm tổn thương người khác.

Internet hoạt động 24/7 và kết nối mọi thứ rất rộng rãi. Do vậy, những bình luận, video hoặc hình ảnh ác ý có thể được lan truyền rộng rãi chỉ trong vài giây, chia sẻ liên tục và không bao giờ được gỡ bỏ hoàn toàn trên Internet. Đây là lý do khiến bắt nạt trực tuyết để lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Một điều đáng nói là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến cũng có thể là kẻ bắt nạt..

1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia trên thế giới từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng. Trung bình cứ 5 em lại có 1 học sinh bỏ học vì điều này. Đây là kết quả cuộc khảo sát do Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ thực hiện với sự tham gia của 170.000 em trong độ tuổi 13 - 24 trên thế giới. Những hành động bắt nạt trên mạng gây nên tâm lý vô cùng ức chế và hoảng loạn cho nạn nhân, khiến rất nhiều em đã tìm cách tự sát vì không thể trao đổi với ai.

Một hình thức khác của bắt nạt trực tuyến đã vượt khỏi phạm vi học đường. Theo một cuộc điều tra của BBC, hàng nghìn phụ nữ trong những xã hội bảo thủ ở Bắc Phi, Trung Đông và Nam Á bị làm nhục bằng hình ảnh hoặc video nhạy cảm, thậm chí chỉ cần xuất hiện trên mạng xã hội, sự an toàn của họ lập tức bị đe dọa.

"Ngòi bút mạnh hơn thanh gươm", nó có thể lên án cái xấu, bảo vệ cái đúng, cái chính nghĩa, nhưng cũng có thể giết chết những người vô tội. Ngày nay, ngòi bút trở thành những nút bấm trên bàn phím. Và trên một không gian mạng rộng lớn, những gì chúng ta làm sẽ để lại ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Do đó, sự tự giác, nhận thức của chính người sử dụng Internet sẽ là vũ khí mạnh nhất để chống lại các vụ bắt nạt trên mạng.


Gia tăng các vụ bắt nạt trực tuyến tại Mỹ Gia tăng các vụ bắt nạt trực tuyến tại Mỹ

VTV.vn - Theo khảo sát mới nhất của Bộ giáo dục nước này, số lượng nữ sinh bị quấy rối trên mạng hoặc qua tin nhắn nhiều hơn gấp 3 lần so với nam giới.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Khám phá“ Vương quốc hang động”

VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.

 

Quán cơm khác biệt

VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.