Buồn vui những người làm nghề "bắt bệnh ông trời"

 
Buồn vui những người làm nghề "bắt bệnh ông trời"

VTV9.vtv.vn - Nói rằng làm khí tượng thuỷ văn là nghề "bắt bệnh ông trời" cũng chẳng ngoa, bởi tất cả các phần việc từ quan trắc tính gió, đo mưa, phân tích các xu thế thời tiết, đến đo lưu lượng mực nước, đo lũ... chỉ để cho ra kết quả là một bản tin dự báo chỉ chừng 100 chữ đăng trên mặt báo, hay vài phút phát sóng trên radio, truyền hình…

Mỗi bản tin tuy ngắn nhưng trách nhiệm thì rất lớn, đòi hỏi người làm nghề này không chỉ có chuyên môn vững mà còn có trách nhiệm và cả sự hy sinh.

Trạm ra đa thời tiết Nha Trang nằm ở vị trí cao nhất trên đỉnh núi đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa. Được bao quanh là những rừng cây, mây mù bao phủ. Không giống như cán bộ, công chức khác, những người "đoán bệnh" của trời trên hòn đảo nhỏ này vào ca khi mặt trời còn chưa thức và kết thúc công việc khi mọi người đã ngủ.

TC24H-2110-39 Phạm Hữu chơn 1.jpg
Ông Phạm Hữu Chơn - Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

Ông Phạm Hữu Chơn, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ: "Anh em chúng tôi làm cũng đơn lẻ, nói chung là trạm thì xa xôi lắm, đây cũng là trạm xa xôi, cách biệt với cộng đồng, chúng tôi sống, sinh hoạt ở đây chỉ có với nhau thôi, sống tự túc. Nhưng theo nghề thì phải yêu nghề thôi chứ không có vấn đề gì phải phàn nàn cả".

Sống biệt lập nhưng trên trạm chỉ có 2 quan chắc viên. Vì thế mọi sinh hoạt, ăn uống trên trạm đều được các anh tự tay sắp xếp. Không biệt lập trên đảo như tại Trạm ra đa thời tiết, tại trạm khí tượng nha trang, nếu vào ngày bình yên cứ 3 giờ đồng hồ, cán bộ Trạm Khí tượng Nha Trang lại quan trắc khí tượng một lần - một ngày sẽ có 8 lượt tổng hợp báo cáo kết quả quan trắc về Đài Khí tượng Nam Trung Bộ. Thế nhưng khi ông trời "trở tính" mưa giông, bão bùng thì cứ 30 phút, các cán bộ khí tượng phải theo dõi, xử lý, tổng hợp báo cáo diễn biến thời tiết 1 lần.

TC24H-2110-39 Dào bá Cao.jpg
Ông Đào Bá Cao - Trạm trưởng Trạm Khí tượng Nha Trang

Ông Đào Bá Cao, Trạm trưởng Trạm Khí tượng Nha Trang: "Ngành khí tượng thì có những trạm đóng ở những nơi đặc biệt khó khăn ví dụ như biển đảo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thành ra điều kiện để gặp gỡ gia đình cũng rất là khó. Đặc biệt những trạm đảo như Trường Sa lớn, Song Tử Tây thì cán bộ chúng tôi phải công tác thời gian dài và thời tiết khí hậu thì cũng rất khắc nghiệt".

TC24H-2110-39 Võ Anh Kiệt.jpg
Ông Võ Anh Kiệt - Phó Giám đốc Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ

Ông Võ Anh Kiệt, Phó Giám đốc Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ: "Khi mà thiên tai bão giật cấp 11, 12 người ta phải ở ẩn trong nhà thì quan trắc viên phải ra hiện trường quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn. Khi lũ lụt mênh mông thì anh em phải chèo thuyền ra giữa sông để đo đạc dòng chảy. Chính vì những khó khăn nêu trên nên thu hút nguồn nhân lực ở các trường để đào tạo đi ra đáp ứng ngành này gặp nhiều khó khăn".

Mỗi ngày trôi qua, mỗi chúng ta dù làm công việc gì cũng rất cần có những bản tin thời tiết. Nhưng mấy ai biết được đằng sau mỗi thông tin thời tiết đó là một chuỗi những công việc gian nan và sự hy sinh lặng lẽ của những chuyên gia "bắt bệnh ông trời".

Làm gì cũng cần dự báo thời tiết, vậy nhưng nhân lực cho ngành khí tượng thủy văn hiện lại thiếu hụt lớn cả ở Trung ương và địa phương. Theo Tổng cục Khí tượng - Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước có gần 2.000 mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn và sẽ nâng lên gần 6.000 trạm vào năm 2050. Nếu nguồn nhân lực được đáp ứng đủ, chuyên sâu thì chắc chắn sẽ giúp ngành khí tượng thủy văn Việt Nam nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác dự báo, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Triển lãm "Sắc màu trong hát bội"

Hát bội là loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo đã tồn tại hàng trăm năm. Triển lãm ảnh "Sắc màu trong hát bội" của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hồng Nga ...

 
 
 

Bảo tồn cung điện Potala bằng mật ong

Trong tuần qua, hàng ngàn cư dân thành phố Lasa đã tham gia công việc sơn các bức tường bên ngoài của Cung điện Potala nhằm bảo tồn công trình được UN ...

 

Đạp xe xuyên lục địa qua 62 quốc gia

Một người đàn ông 38 tuổi từ Giang Tây, Trung Quốc, vừa hoàn thành hành trình đạp xe qua 62 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 12 năm, biến ước mơ vòng q ...

 

Dự án trải nghiệm tại Colosseum

Airbnb hợp tác cùng Cơ quan quản lý Đấu trường Colosseum vừa công bố một chương trình trải nghiệm độc đáo, cho phép du khách hóa thân thành võ sĩ giác ...