Chưa có chính sách hỗ trợ phát triển, doanh nghiệp xã hội gặp khó

 

VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Dù ra đời với mục đích rất nhân văn nhưng hiện nay, doanh nghiệp xã hội lại đang gặp rất nhiều khó khăn do chưa được quan tâm, hỗ trợ.

Trong những năm gần đây, chúng ta nghe nhắc nhiều về doanh nghiệp xã hội, nhưng khái niệm doanh nghiệp xã hội là gì thì nhiều người vẫn chưa biết hết. Trên thực tế, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội như: bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, người dễ tổn thương (người khuyết tật, cơ nhỡ, nghèo khó…). 

Không chỉ Công ty TNHH Thiện Tâm Hương (TP.HCM) mà còn có rất nhiều đơn vị sẵn lòng giúp đỡ những người yếu thế, chẳng hạn như Trung tâm dạy nghề nhân đạo KOTO do một Việt kiều Australia thành lập. Đây là nơi đào tạo nghề, giúp đỡ trẻ em đường phố, trẻ em cơ nhỡ, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Theo các chuyên gia, sự ra đời của các doanh nghiệp xã hội đã góp phần cùng Chính phủ giải quyết những vấn đề xã hội như: xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người yếu thế. Tuy nhiên, chính các doanh nghiệp xã hội này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về quy định tỷ lệ lợi nhuận trích lập để tái đầu tư hay chưa có những chế độ ưu đãi để doanh nghiệp xã hội hoạt động.

Nhiều doanh nghiệp cho biết, Luật Doanh nghiệp năm 2014 sửa đổi đã công nhận doanh nghiệp xã hội, nhưng chỉ mới công nhận tính pháp lý, chưa có chính sách hỗ trợ phát triển. Do đó, hiện nay các doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn. Hiện trên cả nước có khoảng 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động như doanh nghiệp xã hội, nhưng chưa nhiều doanh nghiệp đăng ký là doanh nghiệp xã hội hay chưa chuyển đổi sang doanh nghiệp xã hội. 

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nhiều cơ quan Nhà nước chưa tin tưởng doanh nghiệp xã hội, sợ bị trục lợi nên có những quy định rất khắt khe: "Sự nhận thức của xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp xã hội rất hạn chế, do đó chưa có sự tin tưởng vào vai trò của doanh nghiệp xã hội về giải quyết các vấn đề xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế". 

Cũng theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, để doanh nghiệp xã hội phát triển, các cơ quan quản lý Nhà nước cần thay đổi nhận thức, tin tưởng vào vai trò của doanh nghiệp xã hội để xây dựng các chính sách hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này phát triển, đồng thời khuyến khích nhiều hơn các tổ chức tài chính, thiện nguyện, nhà tài trợ tham gia vào giải quyết những vấn đề xã hội, không để doanh nghiệp xã hội đơn độc như hiện nay.


Tạo động lực cho doanh nghiệp xã hội phát triển Tạo động lực cho doanh nghiệp xã hội phát triển

VTV.vn - Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội như: bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, ra đời với mục đích nhân văn.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Khám phá“ Vương quốc hang động”

VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.

 

Quán cơm khác biệt

VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.