Người dân miền Tây ấm lòng mưu sinh mùa nước nổi
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Lũ năm nay về muộn hơn so với trước đây, mực nước trên các sông hiện khá cao, tuy có muộn nhưng bao nhiêu đó cũng đủ làm ấm lòng nhiều người.
Từ lâu nay, bà con miền Tây đã quen sống chung với lũ. Hơn thế nữa, nhiều người còn cho rằng có nước là có tiền. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, dòng chảy về ĐBSCL có xu thế tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đỉnh lũ năm 2019 đến muộn so với trung bình nhiều năm, xuất hiện trong khoảng nửa đầu tháng 10/2019. Cao nhất ở mức báo động 1 - báo động 2, xấp xỉ trung bình nhiều năm và thấp hơn năm 2018. Lũ không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và an toàn của đê bao, bờ bao. Tuy nhiên, người dân cũng cần theo dõi chặt chẽ các biến động bất thường của thời tiết và tác động của thủy triều.
Con nước về mang theo nhiều sản vật mùa nước nổi. Trong đó, đáng kể nhất là những loại thủy sản đang sinh sôi, phát triển trên các cánh đồng ngập nước. Bất cứ lúc nào cũng có thể bắt gặp cảnh bà con thả lú, đặt dớn, dỡ lọp, xúc lươn… Đánh bắt cá, tôm trở thành nguồn thu nhập chính của cư dân vùng sông nước.
Sau một đêm mưu sinh trên đồng nước nổi, số thủy sản đánh bắt được sẽ theo thương lái ra chợ. Bà con cũng nghỉ ngơi đợi chuyến đánh bắt mới. Công việc này kéo dài trong suốt 3 - 4 tháng mùa nước nổi. Không chỉ cá tôm dồi dào, các loại rau thủy sinh cũng nương theo con nước mà phát triển. Chỉ cần chèo xuồng ra đồng nước, người dân vùng lũ đã có thể dễ dàng hái bông điên điển, rau nhút, bông súng, hẹ nước… Với mớ rau tươi ngon như vậy, thu nhập của bà con cũng đạt khá.
Nguồn lợi từ tự nhiên không phải là vô tận. Việc nhiều người khai thác sẽ khiến thu nhập giảm đi, bên cạnh đó còn có tình trạng khai thác theo kiểu tận diệt. Do vậy, nhiều hộ dân vùng đầu nguồn lũ đã chuyển sang nuôi giữ các loại thủy sản. Những mô hình này bước đầu đã đạt được kết quả khả quan, mang lại thu nhập cho bà con. Thậm chí, có nông dân gắn bó với nghề này quanh năm, không chỉ riêng trong mùa nước nổi.
Trong những năm gần đây, khái niệm "lũ đẹp" đã thay đổi nhiều bởi dòng chảy biến động thất thường và nguồn lợi cũng ngày càng giảm dần. Do vậy, việc mưu sinh trong mùa lũ không còn đơn giản là lệ thuộc hoàn toàn vào con nước. Chỉ khi có được sinh kế hiệu quả, lâu dài, người dân vùng sông nước Cửu Long mới có thể làm giàu trên mảnh vườn, thửa ruộng của mình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Văn bản
Văn bản
Cùng chuyên mục
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Kiến trúc Huế giữa lòng Nam bộ
VTV.vn - Ở Bến Tre có một căn nhà cổ “Huỳnh Phủ” đã gần 130 năm tuổi mang đặc của kiến trúc Huế.
thứ ba, 4/5/2021
Thời trang tái chế từ vải bạt mái hiên, ô tô
VTV.vn - Một nhóm bạn trẻ ở TP. HCM đã có cách làm sáng tạo để "giải cứu" những tấm bạt mái hiên, bạt phủ ô tô khi đã hết sử dụng được.
thứ năm, 29/4/2021
Khám phá“ Vương quốc hang động”
VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.
thứ tư, 28/4/2021
Quán cơm khác biệt
VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.
thứ ba, 27/4/2021
Tin mới
Văn bản