Nhân loại trước nguy cơ Trái đất trở thành "hành tinh nóng không thể sống nổi"

 

VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Nguy cơ hệ thống khí hậu của Trái đất bị đẩy vào thảm kịch trở thành "hành tinh nóng không thể sống nổi" là có thật khi những nỗ lực chống biến đổi khí hậu đang bất lực.

Các nhà khoa học phát hiện, loài hươu đỏ tại Scotland đã phải tiến hóa bằng cách thay đổi chu kỳ sinh sản để phù hợp với những thay đổi của môi trường sống. Ngoài ra, kích thước của các loài chim đã nhỏ dần đi vì biến đổi khí hậu. Từ điển Oxford đã chọn "Climate emergency" (tạm dịch "Tình trạng khẩn cấp về khí hậu") là từ của năm 2019. Tần suất sử dụng cụm từ này tăng gấp 100 lần trong vòng 12 tháng qua, cho thấy thế giới ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề khí hậu.

Năm 2019, thế giới liên tục trải qua những tháng nóng nhất trong lịch sử. Một tháng 6 nóng nhất trong vòng 140 năm, tiếp đến tháng 7, tháng 9, tháng 10 nóng nhất trong lịch sử Trái đất với nhiệt độ tăng từ 0,5 - 1oC so với mức trung bình hàng năm. Tại Ấn Độ hay Australia, người dân phải gánh chịu những đợt nắng nóng đỉnh điểm với nhiệt độ lên tới hơn 50oC. Còn ở những xứ lạnh như châu Âu, người dân đã phải chịu cái nóng lên tới 41oC khiến nhiều người tử vong.

Sức nóng của "quả bom" biến đổi khí hậu đã lan tới mọi ngóc ngách. Không chỉ đối mặt với các đợt nắng nóng đỉnh điểm gây thiệt hại về người, thế giới cũng phải gánh chịu các vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề ở Australia hay Mỹ. Những trận siêu bão có sức tàn phá lớn đã biến mọi thứ trở thành hoang tàn ở Philippines, Indonesia hoặc nhiều đợt núi lửa phun trào, động đất, sóng thần ở các nước châu Á. Trong khi đó, băng ở Greenland đang tan chảy với tốc độ nhanh chưa từng có. Trong báo cáo gần đây do Tổ chức Khí tượng Thế giới công bố, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, vốn được coi là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biến đổi khí hậu, đã lên mức kỷ lục mới trong năm 2019.

2019 là năm làn sóng kêu gọi hành động chống biến đổi khí hậu tăng cao chưa từng có. Tuy nhiên, mọi tác động sẽ không là gì nếu thiếu sự cam kết của lãnh đạo 200 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu (COP25) diễn ra tại Tây Ban Nha. Hội nghị COP25 tập trung vào việc hoàn tất bộ quy tắc triển khai Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu, qua đó hiệp định này có thể được thực hiện từ năm 2021. Trong 3 năm qua, các bên đã nỗ lực tháo gỡ rất nhiều vướng mắc nhưng vẫn còn không ít vấn đề tồn đọng mà sự bất đồng giữa các quốc gia là một trong những nguyên nhân.

Và trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu còn có một bất đồng khác giữa chính phủ và các nhà hoạt động môi trường. Do những bất đồng giữa các bên, báo cáo mới nhất của LHQ chỉ ra cam kết của các quốc gia về cắt giảm khí thải mới chỉ đạt 15% nỗ lực cần thiết để giới hạn nhiệt độ tăng ở mức 1,5oC. Để giữ mức nhiệt tăng ở ngưỡng an toàn, lượng khí thải CO2 cần phải giảm 7,6 %/năm trong thập niên tới. Tuy nhiên, mục tiêu này dường như "bất khả thi" khi trên thực tế mức khí thải CO2 mỗi năm tăng lên một mốc kỷ lục mới.

Sự bất lực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đã quá rõ ràng. Thực tế này được thể hiện bằng việc hàng trăm nghìn người đã xuống đường kêu gọi hành động nhiều hơn cho khí hậu ngay trong thời gian diễn ra Hội nghị COP25

Không có những tuyên bố đanh thép trong Hội nghị COP25 từ những quốc gia lớn. Loài người đã chìm đắm trong "cuộc chiến" với chính hành tinh của mình trong nhiều thập niên qua và giờ là lúc Trái đất đáp trả. Vì thế, loài người cần chấm dứt cuộc chiến này bởi biến đổi khí hậu giờ đây không chỉ đơn thuần là vấn đề dài hạn mà còn là cuộc khủng hoảng toàn cầu, nếu tiếp tục chậm trễ, chúng ta sẽ không thể quay đầu.


COP25: Nhấn mạnh vai trò của biển và đại dương trong ứng phó với biến đổi khí hậu COP25: Nhấn mạnh vai trò của biển và đại dương trong ứng phó với biến đổi khí hậu

VTV.vn - Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP25) đang diễn ra tại Tây Ban Nha.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Khám phá“ Vương quốc hang động”

VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.

 

Quán cơm khác biệt

VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.