Ninh Thuận: Xử lý ô nhiễm bức bối từ lò hấp cá

 

VTV9.vtv.vn - Cả làng biển sống trong cảnh bức bối bởi mùi hôi thối từ nước thải ở các lò hấp cá. Sự việc diễn ra nhiều năm tại tỉnh Ninh Thuận - một trong những địa phương ở Nam Trung bộ có nhiều lò hấp, chế biến cá cơm. Sau khi VTV9 phản ánh thực tế gây nhiều bức xúc này, chính quyền địa phương đã có những động thái xử lý.

Thôn Mỹ Tân 1, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Người từ nơi khác đến đây vội vã rời đi trong nỗi ám ảnh. Người dân địa phương thì phải cam chịu hết năm này đến năm khác.

Cả làng biển ngột ngạt mùi hôi mà nhiều người cho là rất khủng khiếp. Mùi hôi từ những hầm chứa nước thải tại các lò hấp cá. Hầm nước thải vừa rộng, vừa nằm lộ thiên, trong khi nước thải tích tụ lâu ngày. 

tc24h-2309-17.jpg
Hầm lộ thiên chứa nước thải từ các cơ sở hấp cá

Trước tình trạng ô nhiễm ở mức báo động, chính quyền địa phương yêu cầu các hộ dân có lò hấp cá thực hiện ngay biện pháp xử lý trước mắt. Đó là không được để lộ thiên các hầm chứa nước thải.

Từ đầu tháng 9 đến nay, các cơ sở hấp cá đã dùng loại lưới để che phủ các hầm chứa nước thải. Tuy nhiên, một điều dễ thấy, đây chỉ là giải pháp tạm thời. 

tc24h-2309-17-1.jpg
Người dân che chắn mùi hôi thối từ nước thải chỉ đơn giản bằng lưới.

Tại tỉnh Ninh Thuận, gắn liền với nhiều làng biển là các cơ sở hấp cá. Chỉ riêng thôn Mỹ Tân 1, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải có đến 17 lò hấp cá. Mỗi lò thu mua, chế biến hàng chục tấn cá mỗi ngày trong mùa cá Nam từ tháng 5 đến tháng 9. Điều này kéo theo lượng nước thải rất lớn, trở thành ngọn nguồn gây ô nhiễm nếu không xử lý. Về phía các cơ sở hấp cá, không phải hộ gia đình nào cũng dễ dàng bỏ ra 1 tỷ đồng để xây 1 hầm chứa nước thải theo đúng quy trình công nghệ.

Chính quyền địa phương tiếp tục kiểm tra, yêu cầu các cơ sở hấp cá tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học phun, xịt vào các hầm nước thải để giảm mùi hôi phát sinh. Còn giải pháp lâu dài là di dời cơ sở hấp cá vào cụm công nghiệp.

Ông Lê Khắc Huy Anh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận, cho biết:

"Phải quy hoạch cụm chế biến thủy sản tập trung. Sau khi quy hoạch xong thì tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư để đầu tư kết cấu hạ tầng để thu hút cũng như di dời các cơ sở hấp cá"

Phương án di dời các lò hấp cá đến cụm công nghiệp đã được đặt ra từ lâu ở tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, muốn làm được phải có nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đó là chưa nói, các hộ gia đình làm nghề phải đồng thuận di dời về cụm công nghiệp. Đây là điều không đơn giản, nhưng không thể không thực hiện để vừa phát triển nghề chế biến cá cơm vừa không gây ảnh hướng môi trường.


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Thái Lan khởi động dự án "Sầu riêng Số"

Thái Lan đã khởi động dự án "Sầu riêng Số" nhằm hỗ trợ 8,8 triệu nông dân trồng sầu riêng ở nước này cải thiện năng suất và thiết lập các tiêu chuẩn v ...

 

Nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tại Mỹ

Hiện Sức mua của thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng với nhiều ngày khuyến mại giảm giá và nhiều ngày lễ lớn cuối năm. Đây được ...