Sụt lún TP.HCM: Những con số đáng báo động
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Theo các nhà khoa học, ở TP.HCM có nhiều nơi sụt lún nghiêm trọng, cá biệt có nơi lên đến hơn 81cm, khiến nhiều người lo lắng tình trạng sụt lún đã thật sự ở mức báo động.
Sụt lún là hiện tượng đã được các nhà khoa học nhắc đi nhắc lại trong vòng 10 năm trở lại đây. Thậm chí, một kịch bản đã được đặt ra cho TP.HCM là nếu vẫn để tình trạng sụt lún xảy ra, 18% diện tích ở thành phố sẽ bị ngập. Tuy nhiên, một giải pháp chung cụ thể cho vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Hơn 81cm là con số để chỉ về độ sụt lún tại phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM trong 12 năm qua. Đây cũng là nơi lún nhiều nhất tại thành phố theo kết quả đo đạc của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, nếu nhìn vào con số quan trắc mà cách chuyên gia thực hiện được trong thời gian qua, không ít người sẽ còn phải giật mình.
Nghiên cứu quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TP.HCM do TS. Lê Văn Trung và Hồ Tống Minh Định thực hiện đã cho thấy, ở khu vực các quận 2, 7 và Bình Thạnh, bề mặt đất lún biến dạng khoảng hơn 20cm. Thấp hơn là mức biến dạng lún từ 15 - 20cm ở các quận 1, 3, 4, 5, 8, 9, 12, quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh; khu vực biến dạng lún từ 10 - 15cm ở các quận 6, 10, 11, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Thủ Đức và huyện Bình Chánh. Huyện có mức biến dạng bề mặt ít nhất là Hóc Môn với mức lún 5 - 10 cm. Thậm chí theo tính toán của một nhóm các nhà khoa học Hà Lan, vào năm 2020, Nam Bộ rất có thể chỉ cao hơn mặt nước biển 80cm.
Với những con số này, quả thật tình trạng sụt lún tại TP.HCM đang ngày một nghiêm trọng. Nhìn bằng mắt thường có lẽ sẽ khó nhận biết được mức độ sụt lún này, nhưng sự thay đổi trong sinh hoạt cuộc sống đời thường là điều mà người dân ở nhiều nơi tại TP.HCM đều có thể nhận biết được.
Theo Cục Quản lý Tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có 2 nhóm nguyên nhân gây lún gồm: do yếu tố địa chất và do yếu tố nhân tạo. Trong đó, yếu tố nhân tạo được xem là nguyên nhân chính gây ra sụt lún tại TP.HCM.
Một điều đáng tiếc là cho đến nay, những nỗ lực này của các cấp chính quyền địa phương chưa đem lại hiệu quả, khi TP.HCM vẫn thiếu một kịch bản chung, đồng bộ trong việc chống sụt lún. Nguyên nhân là do tình trạng sụt lún là có, nhưng không phải lún toàn thành phố. Do đó, cần phải nhìn nhận đúng và giải quyết đúng thì mới phát huy hiệu quả.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Văn bản
Văn bản
Cùng chuyên mục
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Kiến trúc Huế giữa lòng Nam bộ
VTV.vn - Ở Bến Tre có một căn nhà cổ “Huỳnh Phủ” đã gần 130 năm tuổi mang đặc của kiến trúc Huế.
thứ ba, 4/5/2021
Thời trang tái chế từ vải bạt mái hiên, ô tô
VTV.vn - Một nhóm bạn trẻ ở TP. HCM đã có cách làm sáng tạo để "giải cứu" những tấm bạt mái hiên, bạt phủ ô tô khi đã hết sử dụng được.
thứ năm, 29/4/2021
Khám phá“ Vương quốc hang động”
VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.
thứ tư, 28/4/2021
Quán cơm khác biệt
VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.
thứ ba, 27/4/2021
Tin mới
Văn bản