Bẫy nợ mua sắm

 
Bẫy nợ mua sắm
Khoảng 67% người Việt tham gia khảo sát cảm thấy loay hoay về quản lý tài chính

VTV9.vtv.vn - Mua sắm là nhu cầu cá nhân, nhưng khi trở thành nghiện thì lại là câu chuyện về chi tiêu mất kiểm soát và nguy cơ nảy sinh nhiều hệ lụy. Rõ ràng nhất là sự lãng phí, khi món đồ mua xong rồi lại không dùng đến. Đó là chưa kể áp lực nợ nần, còn gọi là "bẫy mua sắm" trong cuộc sống hiện đại mà rất nhiều bạn trẻ mắc phải.

Hội chị em rủ nhau cùng săn sale, như một thành tựu, nhóm bạn của Phương Mai đua xem ai săn thành công được nhiều đơn hàng hơn như một cách thi đua.

Chị Phương Mai, Thành phố Hà Nội: “Mỗi lần mà sale ấy thì các chị em sẽ hay kiểu bảo hôm nay mình được bao nhiêu đơn rồi, chốt được bao nhiêu đơn và lấy được bao nhiêu đơn. Nhưng khi mà mình thanh toán đến cái kỳ sao kê thì mình mới tá hỏa ra là nó có rất nhiều cái đầu mục nhỏ liên quan đến những khoản mua sắm mà không cần thiết, lãng phí. Trước khi chưa đi làm thì mình cũng không, nhưng mà đi làm rồi thì thành ra là cái trào lưu mà chị em mua sắm nhiều và sau đấy thì có thể là gom đơn, gộp đơn hay như thế nào ấy là rủ nhau là cùng đặt đồ và cùng mua”.

Bộ sưu tập những chiếc túi xách có lẽ đã lên tới vài chục chiếc và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhưng những món đồ ấy lại mua bằng cách "mua trước trả tiền sau". Tiêu rồi nợ, vòng luẩn quẩn mà nhiều người trẻ vướng phải mà khó thể nào thoát được ra. 

TC24H-2611-14 Hoàng Tùng.jpg
Ông Hoàng Tùng - Chủ tịch Công ty F&B Investment

Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch Công ty F&B Investment: “Mình sẽ mua rất nhiều thứ mà mình không cần thiết, tức là lúc đấy mình cảm thấy là mình cần thiết ở trên mạng thôi nhưng mà thực sự là mình mua về một đống về và sau đó thì mình không sử dụng, thì cái đấy là một cái sự phí phạm. kết hợp với cả những cái hình thức tiêu dùng gọi là tiêu trước, trả sau như bây giờ thì chúng ta sẽ rất dễ bị là tiêu dùng quá so với cả cái mức thu nhập của chúng ta”

Theo Backbase, một công ty Hà Lan chuyên cung cấp nền tảng chuyển đổi số cho các ngân hàng công bố, khoảng 67% người Việt tham gia khảo sát cảm thấy loay hoay về quản lý tài chính. Tỷ lệ này cao thứ hai trong 10 nước châu Á - Thái Bình Dương, chỉ đứng sau Thái Lan. Trong đó, tỷ lệ người thừa nhận không biết cách quản lý tiền bạc ở Việt Nam xếp cao nhất trong số 10 quốc gia được khảo sát. Với nhiều người, thách thức lớn nhất trong quản lý tài chính là tiết kiệm.

Nghiện mua sắm không chỉ là vấn đề cá nhân, mà là một phần của nền văn hóa tiêu dùng hiện đại. Mua sắm rất nhiều thứ không cần thiết, để rồi hối hận. Vì vậy, trước khi quyết định mua 1 món đồ, chúng ta hãy luôn tự hỏi: "Liệu mình có thật sự cần nó?!", và những cảm giác vui vẻ ngắn ngủi từ mua sắm có đủ để bù đắp cho những hậu quả lâu dài hay không?

Chống lãng phí không ở đâu xa, mà nhiều khi từ chính những quyết định đơn giản, nhỏ nhặt hàng ngày.
 

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

Đan Mạch: Dự án chống ngập khổng lồ

Biến đổi khí hậu, dẫn đến tình trạng băng tan, nước biển dâng, hạn hán và mưa lũ, khiến các thành phố lớn trên thế giới, đều phải đối mặt với nguy cơ ...

 
 
 
 

Độc đáo ẩm thực gà tre nướng đất sét

Cũng là lợi thế riêng, Bình Dương từ lâu nổi tiếng với những vườn trái cây trĩu quả và nét ẩm thực độc đáo, mang đậm dấu ấn vùng miền. Địa phương còn ...