Các chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

 
Các chiêu trò trốn thuế khi bùng nổ kinh doanh trực tuyến

VTV9.vtv.vn - Theo Công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam công bố, trong 9 tháng năm 2024, người tiêu dùng Việt đã chi gần 9 tỷ USD mua hàng trên các sàn thương mại điện tử. Tức là mỗi tháng người Việt Nam chi tới gần 1 tỷ USD để mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển này là những hành vi gian lận thuế, trốn thuế tinh vi và khó kiểm soát bởi tính chất ẩn danh của loại hình kinh doanh qua mạng xã hội. 

Là doanh nghiệp chuyên bán các mặt hàng hóa mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử, hàng tháng đơn vị này đều phải kê khai và đóng thuế VAT đầy đủ. Bên cạnh đó, các thông tin của người bán đều được sàn thương mại điện tử chuyển cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, đơn vị này cũng cho biết trước sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử, một số đối tượng kinh doanh online đã tận dụng các kẽ hở pháp luật để "lách" thuế, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Lê Sĩ Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Dũng 88: “Có một số nhà bán hàng người ta chiêu trò hơn người ta chốt đơn trên livestream, trên video thì người ta là khéo léo điều hướng khách hàng qua mua hàng qua ship,COD hoặc là chuyển khoản riêng thì lúc đó cái dữ liệu bán hàng gần như là không được ghi nhận trên các nền tảng cơ sở, thậm chí có những phim livestream mà tới cả trăm tỷ nhưng mà không biết thuế sẽ truy thu như thế nào và cái dữ liệu nó sẽ đi về đâu và chính xác như thế nào thìcũng gần như rất là khó kiểm soát”.

0111- PNHN-.TRAN LAM- Các chiêu trò trốn thuế .jpg
Ông Trần Lâm - Giám đốc Công ty TNHH Natural House

Ông Trần Lâm - Giám đốc Công ty TNHH Natural House: “Ví dụ như facebook thì mọi người sẽ hay dùng tài khoản cá nhân của ai đó. xong rồi cứ dùng cái tài khoản đó để thanh toán. Vậy thì cứ thanh toán vào nhiều tài khoản của bà con và dàn trải ra”.

Theo các cơ quan thuế, tình trạng cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội nhưng không khai báo, giấu bớt doanh thu… đang diễn ra, ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Điển hình như chiêu trò ngay sau thời điểm livestream, người bán nhanh chóng xóa hoặc tạm ẩn phần livestream trực tiếp khỏi trang Facebook, đồng thời đăng những nội dung không liên quan tới bán hàng. Thậm chí, một số người bán hàng trên mạng xã hội thường hướng dẫn khách khi chuyển khoản thanh toán hàng không ghi nội dung liên quan đến hàng hóa mà ghi nội dung khác như "cho vay", "trả nợ", "quà tặng.

Tiến sĩ Ngô Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh: “Đây là một cái tình trạng thất thoát thuế rất lớn và vô hình chung lại tạo áp lực về mặt chi phí cũng như là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp làm ăn rất là uy tín và đàng hoàng thì cái tình trạng này rõ ràng là giữa góc độ quản lý của Nhà nước mình chúng ta phải rất là kiên quyết để chúng ta xử lý tình trạng này và Chính phủ thì cũng đã rất có rất nhiều giải pháp rồi và cụ thể nhất là chúng ta đòi hỏi phải công khai, minh bạch, phải có đăng ký, phải có khai báo và phải có cơ quan đại diện tại Việt Nam”.

Thời gian gần đây, dù cơ quan thuế đã đẩy mạnh truy vết người bán hàng online qua sàn thương mại điện tử và qua ngân hàng để thu thuế nhưng nhiều ý kiến cho biết, những người bán hàng online vẫn có "nghìn lẻ một" cách để "né" thuế. Do đó, các chuyên gia các chuyên gia cho rằng, bên cạnh trách nhiệm của ngành thuế cần có thêm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý khác như cơ quan thông tin và truyền thông, nền tảng thương mại điện tử, ngân hàng,… để ngăn chặn tình trạng gian lận, trốn thuế một cách hiệu quả hơn.

 

 

 

 

 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 

200 năm kênh Vĩnh Tế

Kênh đào Vĩnh Tế là công trình thủy lợi quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ và tỉnh An Giang từ thế kỷ 19 đến nay. Theo sử liệu, kênh Vĩnh Tế được vua G ...