Giá trị văn hóa lịch sử của nhà lầu Ông Phủ

 
Giá trị văn hóa lịch sử của nhà lầu Ông Phủ

VTV9.vtv.vn - Nằm ven sông Đồng Nai, Nhà lầu ông Phủ là một công trình kiến trúc độc đáo có tuổi đời hơn 103 năm. Được xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu nhập từ Pháp, công trình này không chỉ mang giá trị lịch sử mà còn là một biểu tượng kiến trúc của vùng đất này.

Trước đây, Nhà lầu ông Phủ từng nằm trong kế hoạch phá bỏ để nhường chỗ cho dự án đường ven sông Đồng Nai. Tuy nhiên, với sự quan tâm từ dư luận, chính quyền đã quyết định giữ lại để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa-lịch sử. 

Trên khuôn viên đất rộng hơn 400m2, căn biệt thự cổ do Đốc phủ Võ Hà Thanh xây dựng theo lối kiến trúc Pháp, nằm vị trí đắc địa nhìn ra sông Đồng Nai, lưng dựa vào dãy núi Bửu Long gây ấn tượng đặc biệt đối với du khách thưởng ngoạn bởi nét đẹp cổ kính, thiết kế hài hòa giữa kiến trúc phương Tây và phương Đông.

TC24H-0910-43-5.jpg
Trải qua hàng trăm năm, công trình đã xuống cấp cần được duy tu bảo dưỡng

“Đây là di tích kiến trúc mang dấu ấn xưa thời thuộc địa không còn nhiều và nhà này thì quá đẹp, còn rất chắc chắn. Nhà nước phối hợp cùng người dân phát huy giá trị lên thành di sản rất tốt cho du lịch. Cần điểm như này để phát triển du lịch”, ông Kinh Luân, du khách.

Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, tòa nhà hiện nay trở nên hoang phế và xuống cấp. Hoàn cảnh khó khăn nên bà Đặng Thị Linh Phương, cháu nội của ông Đốc phủ, cũng không thể sửa chữa lại ngôi nhà. Thực trạng này cho thấy nếu không có biện pháp bảo tồn thì nhà cổ có nguy cơ sẽ chỉ còn trong hoài niệm.

TC24H-0910-43-Đặng Thị Linh Phương.jpg
Chị Đặng Thị Linh Phương - Cháu nội của ông Đốc phủ

“Xin gìn giữ những kỷ niệm mà ông bà để lại, muốn bảo tồn lại, nghe Nhà nước gìn giữ thì như được tái sinh vậy, mừng lắm. Cảm ơn nhiều lắm, mong tu bổ lại cho bà con chiêm ngưỡng”, chị Đặng Thị Linh Phương, Phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vui mừng cho biết. 

Góp phần làm nên nét văn hóa đậm đà bản sắc chính là những công trình kiến trúc cổ. Tòa nhà ông Phủ vì thế là hồn cốt của làng xã, thấm đẫm hồn phách dân gian xưa. Vì thế, mở rộng không gian văn hóa du lịch trên sông kết nối di tích văn hoá lịch sử dọc hai bờ sông là một phương án hiệu quả được tính đến.

[EDIT] tc24h-0910-43-6.jpg
Ông Trần Quang Toại - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Nai

Ông Trần Quang Toại, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Đồng Nai cho biết: “Tỉnh uỷ cũng như UBND đã nhận thức được giá trị lịch sử văn hoá nên bảo tồn ngôi nhà. Là nhân chứng cho một quá trình phát triển lịch sử ở đây. Là biểu trưng cho cuộc sống, cho lịch sử văn hoá lâu đời của Biên Hoà. Về vật chất thì kết hợp được kiến trúc Đông và Tây. Về văn hoá phi vật thể thì thể hiện được nhân sinh quan tiếp nối truyền thống dân tộc và văn hoá Pháp.”

Khi mỗi di tích là một trầm tích văn hóa thì Lầu ông Phủ ví như một "bảo tàng thu nhỏ" của tập quán, tín ngưỡng, mỹ thuật... Phát huy giá trị nhà cổ Lầu ông Phủ bằng những hoạt động khai thác, phục vụ du lịch, quảng bá con người và vùng đất Đồng Nai sẽ mang lại cơ hội để kiến trúc xưa cũ này có thể tồn tại bền vững với thời gian.

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 

200 năm kênh Vĩnh Tế

Kênh đào Vĩnh Tế là công trình thủy lợi quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ và tỉnh An Giang từ thế kỷ 19 đến nay. Theo sử liệu, kênh Vĩnh Tế được vua G ...