Giữ gìn nét đẹp gốm Lái Thiêu

 

VTV9.vtv.vn - Hãy cùng khám phá hành trình đầy tâm huyết của anh Huỳnh Xuân Huỳnh, người đã dồn cả trái tim vào việc phục dựng kỹ thuật tạo dáng và họa tiết cho dòng gốm Lái Thiêu, một di sản văn hóa đang dần bị mai một.

Sản phẩm gốm của anh không chỉ mang vẻ đẹp truyền thống mà còn được thổi hồn bằng nét vẽ đương đại từ chính những người dân địa phương. Đây thực sự là một nỗ lực đáng trân trọng để gìn giữ và phát huy giá trị của dòng gốm trứ danh vùng đất phương Nam.   

Anh Huỳnh Xuân Huỳnh, nhà sáng lập Nắng Ceramic chia sẻ: “Văn hóa là một dòng chảy, và dòng chảy chỉ được tiếp tục khi người trẻ tiếp nối làm gốm Lái Thiêu. Sản phẩm đại diện cho gốm Nam Bộ cũng như văn hóa ẩm thực của vùng đất phương Nam. Từ đó mình xin theo lò để làm nghề”.

tc24h-1809-39.jpg

Những người làm gốm Lái Thiêu vẫn truyền nhau câu nói “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí” - đó là quá trình để cho ra một sản phẩm gốm hoàn chỉnh. Quyết tâm giữ lửa lò gốm bằng phương pháp đun củi truyền thống, anh Huỳnh lựa chọn dòng sản phẩm gốm từng phục vụ ẩm thực xứ Nam Kỳ xưa. 

Để việc nhận diện gốm Lái Thiêu được tốt hơn thì mình phải dựa trên những cách làm cũ, những kỹ thuật truyền thống và những tinh thần mà người xưa đã đặt để lên sản phẩm gốm. Và mình sáng tạo dựa trên cái gốc ban đầu.”

tc24h-1809-39-13.jpg

Từ khi là sinh viên ngành thiết kế công nghiệp, tìm hiểu về dòng gốm Lái Thiêu, anh Huỳnh không khỏi tiếc nuối cho một di sản làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một. 

“Làng nghề truyền thống Việt Nam gặp phải vấn đề là có sẵn đường đi rồi nhưng người trẻ lại không đi. Mình nghĩ rằng thay vì đi con đường có nhiều sự cạnh tranh thì mình lựa chọn con đường riêng, tuy nó cũ nhưng lại làm mới.”

tc24h-1809-39-4.jpg

Phát huy nét độc đáo của gốm Lái Thiêu đó chính là sự giao thoa văn hóa. Dòng gốm này bắt nguồn từ người Hoa khi du nhập sang Việt Nam, qua từng giai đoạn đã tạo nên nét hoa văn riêng biệt, mang dấu ấn lịch sử, nghệ thuật, sự sáng tạo của đất và người Bình Dương. Cùng với những nghệ nhân lành nghề tại địa phương, anh Huỳnh và các bạn trẻ chung đam mê làm gốm truyền thống đã phục dựng phom dáng, nét vẽ, tạo nên sự đa dạng cho dòng gốm Lái Thiêu.

tc24h-1809-39-6.jpg

“Niềm tự hào nhất của mình là các cô chú lớn tuổi khi nhìn vô sản phẩm mình mới làm ra, sáng tạo ra, họ thấy được hoài niệm trong đó và vô cùng yêu thích. Đặc biệt là khách Nhật, thị trường vô cùng khó tính, đón nhận gốm Lái Thiêu của mình rất niềm nở”. 

Trải qua bao thăng trầm, nghề gốm Lái Thiêu giờ đây lại được tiếp nối bởi sự trau chuốt, tỉ mỉ qua những đôi tay khéo léo, gửi tâm huyết vào trong gốm. Làng gốm vẫn rực lửa mỗi ngày khi nét đẹp truyền thống được đưa vào đời sống hiện đại, bởi còn đó những con người cần mẫn nỗ lực gìn giữ dòng gốm lâu đời của vùng đất Đông Nam bộ. 

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 

200 năm kênh Vĩnh Tế

Kênh đào Vĩnh Tế là công trình thủy lợi quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ và tỉnh An Giang từ thế kỷ 19 đến nay. Theo sử liệu, kênh Vĩnh Tế được vua G ...