Uổng phí di tích nhà cổ

 
Uổng phí di tích nhà cổ

VTV9.vtv.vn - Công tác phòng chống lãng phí đang đối mặt với những yêu cầu cấp bách, khi lãng phí hiện diện ở nhiều hình thức, từ các dự án lớn dang dở đến di tích cổ bị bỏ hoang.

 Như tại Khánh Hòa, ngôi nhà cổ ông Hai Thái, mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa, đang dần hoang phế dưới mưa nắng. Người dân địa phương xót xa, cho rằng sẽ thật uổng phí nếu di tích này không được bảo vệ, trùng tu, bởi nguy cơ xóa sổ đang ngày một cận kề. 

Bậc tam cấp bước lên ngôi nhà. Có lẽ đã lâu lắm rồi không được đón bước chân người. Lối đi, giờ là nơi của cỏ dại….Hết nắng rồi mưa, lại không ai coi ngó, căn nhà cứ vậy mà hư dần…Đây là khu nhà cổ ông Hai Thái vang bóng một thời. Người dân ở xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, hầu như ai cũng có thể kể rành rẽ về di tích này. Chỉ có điều, bây giờ, mỗi khi kể lại, những người như bà Thơ không khỏi xót xa cho di tích.

22222.jpg
Khu nhà cổ, ngày ngày hoang vắng

Bà Nguyễn Thị Anh Thơ - Xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa: “Không thấy ai tới đây. Uổng lắm. Bữa nghe có người đến thuê mà cũng không thấy đâu”. Khu nhà cổ ông Hai Thái, được xây dựng từ năm 1925 trên diện tích 18.0000m2. Chủ nhân là ông Nguyễn Đình Thái, một điền chủ giàu có thời đó. Khu nhà cổ lưu giữ những gì xưa cũ của vùng đất qua lối kiến trúc của Pháp. Tháng 11 năm 2008, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao nhà cổ ông Hai Thái cho Công ty Cổ phần Yasaka Sài Gòn Nha Trang tiếp quản, trùng tu, tôn tạo thành điểm tham quan của du khách.
Thế nhưng, do khai thác không hiệu quả nên gần hay năm nay, công ty trả lại nhà cổ cho chính quyền địa phương. Vậy là khu nhà cổ, ngày ngày hoang vắng và là chỗ để chăn thả gia súc.

Sau khi tiếp nhận di tích nhà cổ từ công ty Yasaka Sài Gòn Nha Trang, UBND huyện Diên Khánh không thể có ngay những biện pháp để di tích thoát cảnh hoang tàn. 

0611- PNHN-NGUYEN VAN THICH.jpg
Ông Nguyễn Văn Thích - Hội Sử học tỉnh Khánh Hòa

Ông Nguyễn Văn Thích - Hội Sử học tỉnh Khánh Hòa: “Vừa kiến trúc người Việt vừa dung hợp với kiến trúc người Pháp , rất tuyệt vời. Bỏ hoang phí thì tiếc. Bây giờ là làm sao phát huy giá trị để phục vụ cộng đồng và phát triển kinh tế du lịch”.

Mới đây, có nhà đầu tư đề nghị được tiếp cận, đề xuất dự án trùng tu di tích nhà cổ ông Hai Thái để thu hút du khách. Thế nhưng, mọi chuyện cũng chỉ mới là ý tưởng. Trong thời gian chờ đợi nhà đầu tư, di tích nhà cổ tiếp tục xuống cấp bởi phải chịu nhiều tác động không mong muốn. Nhiều người lo ngại, cứ đà này, sau một thời gian nữa, không biết di tích còn lại những gì? ./.

 

 


 

Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 
 
 

200 năm kênh Vĩnh Tế

Kênh đào Vĩnh Tế là công trình thủy lợi quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ và tỉnh An Giang từ thế kỷ 19 đến nay. Theo sử liệu, kênh Vĩnh Tế được vua G ...