Giải pháp nào cho "điệp khúc" điêu đứng vì nông sản khó tiêu thụ?
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - "Nông sản Việt bị ảnh hưởng bởi COVID-19" có lẽ là cụm từ hiện được nhắc nhiều nhất với nông dân khi hàng triệu hộ bị ảnh hưởng, điêu đứng.
Tình trạng không bán được hàng, giá rẻ, thậm chí thấp hơn giá thành khiến nông dân đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, trong đợt rớt giá nông sản do ảnh hưởng của COVID-19 này, bên trung gian - các cơ sở thu mua nông sản - lại là đơn vị bị thiệt hại nặng nề nhất.
Đây không phải lần đầu tiên nông sản Việt bị rớt giá, không tiêu thụ được, khiến cả chuỗi cung ứng từ nông dân tới cơ sở thu mua bị thiệt hại nặng nề. Dưa hấu, thanh long, mít, sầu riêng…. luôn trong tình trạng "sụt sùi" vì thị trường Trung Quốc. Câu hỏi được đặt ra là tại sao nông sản Việt lại luôn trong tình trạng rớt giá khi Trung Quốc ngừng thu mua, đặc biệt những cơ sở thu mua lại bị ảnh hưởng nặng nề như vậy?
Coi thị trường Trung Quốc là một thị trường dễ tính, vì vậy trái cây Việt chủ yếu đi bằng con đường tiểu ngạch để vào thị trường này. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nông sản Việt luôn bị thị trường này đẩy ngược lại. Nguyên nhân là do hiện Trung Quốc đã bắt đầu có nhiều động thái tăng cường chỉ tiêu, lập hàng rào kỹ thuật và yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm với nông sản Việt. Bên cạnh đó, việc xuất hàng bằng đường tiểu ngạch này đồng nghĩa rủi ro từ xuất khẩu rất lớn vì liên kết không chặt chẽ, không có nhiều cơ sở để ràng buộc. Theo Bộ NN& PTNT, dịch bệnh COVID-19 sẽ là cơ hội để cả chuỗi cung ứng nhìn lại và tái cơ cấu ngành hàng.
Những giải pháp lâu dài như: tái cơ cấu lại sản xuất, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các chuỗi sản xuất, cung ứng để tạo ra "sức đề kháng" cho nông sản Việt phải được thực hiện một cách bài bản, thống nhất, xuyên suốt giữa các đơn vị từ Bộ NN&PTNT tới nông dân. Trước mắt, bệnh COVID-19 đang tạo ra cơ hội tốt để các doanh nghiệp đã có sẵn chuỗi liên kết phát triển thị trường. Theo Bộ NN&PTNT, hiện đã có nhiều chuỗi liên kết cung ứng, tiêu thụ nông sản được hình thành sau khi nông sản bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bộ sẽ tạo điều kiện để các chuỗi liên kết này phát triển, góp phần gúp nông sản Việt phát triển bền vững.
Trong lúc này, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đề nghị xây dựng chính sách tài chính "khuyến khích đặc biệt" giúp doanh nghiệp đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản nông, lâm, thủy sản trong sản xuất, dự trữ, lưu thông, vận chuyển, xuất nhập khẩu…, qua đó các đơn vị có cơ sở ban đầu để tập trung chế biến sâu, làm tiền đề cho xuất khẩu nông sản, góp phần giúp nông sản phát triển bền vững.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Văn bản
Văn bản
Cùng chuyên mục
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Kiến trúc Huế giữa lòng Nam bộ
VTV.vn - Ở Bến Tre có một căn nhà cổ “Huỳnh Phủ” đã gần 130 năm tuổi mang đặc của kiến trúc Huế.
thứ ba, 4/5/2021
Thời trang tái chế từ vải bạt mái hiên, ô tô
VTV.vn - Một nhóm bạn trẻ ở TP. HCM đã có cách làm sáng tạo để "giải cứu" những tấm bạt mái hiên, bạt phủ ô tô khi đã hết sử dụng được.
thứ năm, 29/4/2021
Khám phá“ Vương quốc hang động”
VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.
thứ tư, 28/4/2021
Quán cơm khác biệt
VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.
thứ ba, 27/4/2021
Tin mới
Văn bản